Tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thực hiện xét nghiệm tiểu đường trong quá trình thai kỳ vô cùng quan trọng, nó giúp cho mẹ bầu cũng như em bé tránh được biến chứng có thể xảy ra. Bài viết này cung cấp thông tin cơ bản về khám tiểu đường thai kỳ như thế nào, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thai phụ đừng bỏ qua nhé!

1.Tìm hiểu bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tên gọi khác của tiểu đường thai kỳ là đái tháo đường trong thai kỳ, loại bệnh này khác với tiểu đường mà nhiều người vẫn gặp phải. Bệnh xảy ra do những thay đổi về tiết tố khi cơ thể mẹ mang thai.

xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-o-dau
Tiểu đường trong khi mang thai dễ xảy ra ở mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ nếu như không được thăm khám, phát hiện để điều trị sớm có thể làm gia tăng những nguy hiểm như:

  • Khiến mẹ bị tăng cân, phù tay chân, huyết áp cao.
  • Tử cung tự to bất thường, đa ối
  •  Sảy thai, sinh non
  • Khó sinh, thời gian sinh kéo dài, nguy cơ băng huyết, sang chấn xuất huyện.
  • Hôn mê sâu do rối loạn lượng đường ở trong máu.
  • Thai nhi bị dị tật, khả năng tử vong cao gấp 2 đến 5 lần.

Những trường hợp mẹ bầu dễ bị bệnh tiểu đường đó là:

  • Mẹ bầu bị thừa cân
  • Mẹ bầu trước đây từng mắc bệnh hoặc thành viên trong gia đình từng bị tiểu đường
  • Mẹ bầu có độ tuổi từ 25
  • Mẹ bầu có trước đây sinh em bé to, thai lưu, con sinh ra dị tật.

2.Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào  

Trước lúc mang bầu, nếu như thai phụ chưa từng chẩn đoán bị bệnh. Vậy thời điểm tốt nhất để test tiểu đường chính vào tuần thứ 24-28. Ngược lại, nếu thai phụ từng bị bệnh hoặc tình trạng hiện tại đang béo phì thì nên chủ động xét nghiệm trong thời gian sớm để được theo dõi.

xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky
Xét nghiệm sớm tiểu đường thai kỳ giúp mẹ tránh được bệnh

Có 2 phương án giúp kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ như sau:

Xét nghiệm một bước

Tại nơi thăm khám, mẹ bầu sẽ được kiểm tra dung nạp glucozơ trong 2 tiếng.

Trong khoảng 8 đến 14 giờ đồng hồ  trước đó, mẹ bầu không ăn hay uống bất cứ thứ kỳ. Khi bắt đầu, mẹ sẽ được cho uống loại dung dịch chứa 75 gam glucose, lấy máu 3 lần, mỗi lần cách ra khoảng 60p để kiểm tra.

Chỉ số đường huyết trở nên bất thường sau khi làm xét nghiệm đó là:

  • Chỉ số đường huyết khi đói: lớn hơn 92 mg/dl (tương đương 5,1 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau 1h: lớn hơn 180 mg/dl (tương đương với 10 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau 2h: lớn hơn 153 mg/dl (tương đương 8,5 mmol/l)

Xét nghiệm hai bước

Đầu tiên, mẹ bầu sẽ được test thử xem đường huyết là bao nhiêu.

Việc ăn uống của mẹ bầu không thay đổi. Uống loại dung dịch chứa 50 gam glucose trong 5 phút. Sau đó chờ 1h đồng hồ và lấy máu, tiến hành kiểm tra lượng đường huyết.

Trường hợp lượng đường huyết ở trong máu cao, mẹ bầu tiếp tục làm thêm phương pháp xét nghiệm glucose trong 3 tiếng. Mẹ bầu hãy nhớ, không ăn hay uống bất cứ gì trong khoảng 8 đến 14 tiếng về trước nhé. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ uống loại dung dịch chứa 100 gam glucozơ để lấy máu 3 lần, mỗi lần sẽ cách nhau khoảng 60 phút để kiểm tra lượng đường huyết.

Giá trị bất thường khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước là:

  • Chỉ số đường huyết khi đói: 95 mg/dl (tương đương 5,3 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau 1h: lớn hơn 180 mg/dl ( tương đương 10,0 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau 2h: lớn hơn 155 mg/dl (tương đương 8,6 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau 3h: lớn hơn 140 mg/dl (khoảng 7,8 mmol/l)

Sau 1h uống glucose, kết quả xét nghiệm nhỏ hơn hoặc bằng 140 mg/dl ( 7,8 mili mol trên lít) chứng tỏ mẹ bầu không bị bệnh tiểu đường.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền

80 nghìn – 250 nghìn đồng là câu trả lời cho mẹ bầu với khi quan tâm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền. Có thể thấy mức chi phí khá chênh lệch, hãy đến cơ sở có ý tín, đảm bảo để xét nghiệm mẹ bầu nhé.

4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu

Bất cứ bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay cũng đều có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Song, để được những bác sĩ có chuyên môn thăm khám, đưa ra tư phấn cùng liệu trình điều trị đúng đắn. Mẹ bầu có thể tham khảo những nơi uy tín như Bệnh viện phụ sản, chuyên khoa sản bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện bưu điện….

Hy vọng bài viết này sẽ thật bổ ích cho các mẹ!

(1) Xem thêm tại: https://www.nih.gov/news-events/news-releases/blood-test-may-identify-gestational-diabetes-risk-first-trimester

(1) Xem thêm tại: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/gestational/tests-diagnosis

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.