Trẻ ho có tiêm phòng được không?

Tiêm chủng vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nguy hiểm hay gặp. Trong giai đoạn dưới 2 tuổi, bé thường xuyên phải tiêm các loại vắc xin nhưng giai đoạn này sức đề kháng còn đang yếu nên cũng hay mắc các bệnh đường hô hấp và bị ho. Tình trạng này làm bố mẹ băn khoăn liệu trẻ ho có tiêm phòng được không? Lịch hẹn đang đến mà con lại đang bị ho phải làm sao đây? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để thực hiện việc tiêm vắc xin đúng, an toàn và hiệu quả.

Trẻ ho có tiêm phòng được không?

Tiêm chủng vắc xin là việc làm cần thiết để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ như bệnh bạch hầu, ho gà, bệnh uốn ván, bại liệt, lao, sởi, viêm gan B, viêm màng não…

Trong 2 năm đầu đời hầu như mỗi tháng bé đều phải tiêm chủng vắc xin nhưng lúc này sức khỏe còn yếu, sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh chưa cao nên thường xuyên bị ho. Tình trạng này làm bố mẹ lo lắng, băn khoăn không biết có thể tiêm vắc xin cho con không.

tre-ho-co-tiem-phong-duoc-khong
Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp

Như chúng ta biết, ho là triệu chứng của nhiều bệnh đường hô hấp khác nhau. Tùy vào tình trạng ho và nguyên nhân gây ho mà quyết định xem có tiêm phòng được không hay phải chống chỉ định chờ bệnh khỏi.

Đối với các trường hợp chỉ ho nhẹ, viêm mũi dị ứng, chảy mũi, nghẹt mũi, không bị sốt, không bị nhiễm trùng phải dùng thuốc điều trị, không bỏ ăn và vẫn vui chơi bình thường thì không bắt buộc phải hoãn lịch tiêm. Tuy nhiên nếu lịch tiêm không quá gấp và quá trễ so với thời gian dự kiến thì nên đợi hết ho rồi hãy tiêm phòng để đáp ứng miễn dịch được tốt hơn.

Trong trường hợp bị ho kèm các triệu chứng sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng khác và phải sử dụng thuốc để điều trị, bố mẹ nên thông báo bác sĩ và hoãn tiêm vắc xin chờ bệnh khỏi rồi hãy tiếp tục tiêm.

Dù kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng, tuy nhiên khi bé bị nhiễm khuẩn thường bị sốt, mệt mỏi, quấy khóc. Nếu tiêm vắc xin lúc này, các đáp ứng miễn dịch có thể làm tăng tình trạng mệt mỏi. Vì vậy tốt hơn hết là tạm hoãn chờ trẻ khỏe hẳn rồi tiêm.

Các trường hợp tạm hoãn và chống chỉ định tiêm vắc xin

Nhằm đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ biến chứng khi tiêm phòng vắc xin Bộ Y tế ban hành quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14-6-2019 quy định rõ các trường hợp tạm hoãn và chống chỉ định khi thực hiện tiêm chủng vắc xin cho trẻ. Dưới đây là chi tiết các trường hợp được quy định theo quyết định này.

Các trường hợp tạm hoãn

Sau đây là một số thông tin thêm về các trường hợp cần hoãn tiêm vắc xin:

  • Đang bị các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus
  • Đang trong tình trạng bị suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan…
  • Đang bị sốt trên 37,5 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 35,5 độ C
  • Mới sử dụng các globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng phải tạm hoãn tiêm các vắc xin dạng giảm độc lực.
  • Đang hoặc vừa dừng điều trị bằng các corticoid liều cao, xạ trị, hóa trị trong vòng 14 ngày
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân, cân nặng nhỏ hơn 2000g
  • Tạm hoãn tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh non có tuổi thai dưới 34 tuần, tiêm phòng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi bao gồm cả tuổi thai.

Ngoài ra còn có các trường hợp hoãn khác tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối mỗi loại vắc xin.

be-ho-tiem-phong-duoc-khong
Một số trường hợp phải hoãn hoặc chống chỉ định tiêm phòng

Các trường hợp chống chỉ định      

Bên cạnh các trường hợp cần hoãn tiêm vắc xin còn có một số trường hợp chống chỉ định bố mẹ cũng nên biết để thực hiện tiêm phòng an toàn cho bé.

  • Trẻ có phản ứng mạnh hoặc bị sốc sau khi tiêm chủng vắc xin lần trước(có cùng thành phần) như sốt cao trên 39 độ C kèm co giật , tím tái, khó thở
  • Bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV giai đoạn IV Chống chỉ định tiêm các dạng vắc xin sống giảm độc lực
  • Trẻ sinh ra khi mẹ bị HIV mà không được điều trị dự phòng lây từ mẹ sang co tốt không được tiêm vắc xin BCG
  • Các chống chỉ định khác theo theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin

Như vậy khi bé bị ho, tùy vào từng trường hợp cụ thể về tình trạng sức khỏe và lịch tiêm chủng mà có thể tiếp tục tiêm phòng hay tạm hoãn. Tuy nhiên nếu lịch tiêm không bị quá trễ thì tốt nhất nên đợi trẻ khỏi ho hoàn toàn rồi tiêm vắc xin tiếp nhằm đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất.

Nguồn: Sonapharm.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.