Vôi hóa tuyến giáp không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Độ tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hơn so với nam giới. 5% dân số Việt Nam có vôi hóa tuyến giáp được phát hiện chỉ qua khám lâm sàng và có tới 15% được phát hiện qua siêu âm.
Vôi hóa tuyến giáp là bệnh gì?
Tuyến giáp thuộc hệ nội tiết nằm ở cổ, bên cạnh thanh quản và khí quản, có hình dạng giống cánh bướm. Đây là tuyến nội tiết có chức năng sử dụng Iod tạo thành hormon tuyến giáp T3, T4 – là 2 trong số 3 hormon quan trọng nhất điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu được cân bằng.

Sự mất cân bằng các hormon tuyến giáp, do thiếu/thừa iod hay do nhân giáp bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa canxi, dần dần được tích tụ trong các mô của cơ thể, khiến mô cứng dần hay còn gọi là bị vôi hóa.
Đặc biệt với tuyến giáp, các nốt cứng hình thành (vôi hóa) sẽ làm thay đổi cấu trúc hai thùy và chức năng bình thường của tuyến, làm cường giáp hay suy giáp, dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm!
Vôi hóa tuyến giáp có nguy hiểm không?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể và tiết ra hormon giáp có vai trò quan trọng trong rất nhiều quá trình chuyển hóa. Nhìn chung, vôi hóa tuyến giáp sẽ gây ra thay đổi nội tiết tuyến giáp dẫn đến cường giáp (hội chứng Basedow) kèm biểu hiện hay hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu kỉnh… Các nốt vôi hóa to có thể gây sưng cổ mất thẩm mỹ, hoặc chèn ép các cơ quan xung quanh.

Nhân vôi hóa tuyến giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính.
Nếu lành tính, bệnh thường phát triển chậm. Nếu bướu vôi hóa được chẩn đoán ác tính, cần điều trị kịp thời để tránh tiến triển thành ung thư tuyến giáp và có nguy cơ di căn.
Nguyên nhân gây vôi hóa tuyến giáp thường gặp:
- Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người bị vôi hóa tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn
- Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ,.. gây ảnh hưởng đến xương, mô liên kết
- Nhiễm trùng, viêm mãn tính
- Rối loạn chuyển hóa Canxi: do hoạt động của tuyến giáp bị ảnh hưởng không điều tiết được hormon cân bằng hàm lượng canxi, dẫn đến tích tụ canxi trong mô cơ thể
Trước đây, có quan điểm cho rằng chế độ ăn giàu canxi là một yếu tố nguy cơ gây vôi hóa, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ rõ ràng khẳng định hấp thu nhiều canxi và nguy cơ lắng đọng canxi trong cơ thể
Điều trị vôi hóa tuyến giáp như thế nào?
Nếu nghi ngờ có dấu hiệu vôi hóa, rối loạn hoạt động tuyến giáp, cần đi khám chuyên khoa nội tiết, xét nghiệm nồng độ hormon tuyến giáp, kiểm tra tính chất của nhân vôi hóa (nếu có) để quyết định hướng điều trị kịp thời:
- Chụp X-quang tuyến giáp: các hình ảnh nốt cứng ở tuyến giáp sẽ được phát hiện. Tùy theo kích thước, nốt cứng to (hơn 1mm) thường là các nốt u vôi hóa lành tình, còn nốt nhỏ (dưới 1 mm) thì có nhiều nguy cơ là ác tính và cần làm thêm sinh thiết để chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm máu: mục đích chính là để kiểm tra nồng độ canxi máu. Nếu có tình trạng tăng canxi máu bất thường thì nhiều khả năng Bác sĩ có thể chẩn đoán người bệnh có mắc vôi hóa tuyến giáp.

Phương pháp điều trị sau khi đã xác định được tình trạng vôi hóa tuyến giáp:
- Lành tính: chỉ định các thuốc làm tan vôi hóa, tán nhỏ khối u. Trường hợp nốt vôi hóa quá lớn gây chèn ép hay bướu cổ to thì có thể được chỉ định phẫu thuật.
- Ác tính: chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, có thể kèm hóa trị, xạ trị từng giai đoạn để phòng ngừa di căn và điều trị dứt điểm. Sau đó người bệnh phải sử dụng các thuốc uống thay thế hormon kéo dài
Đối với người bệnh có phát hiện bướu giáp đơn độc có nhân, có kèm giảm tiết hormon tuyến giáp (đặc biệt sau khi phẫu thuật) thì có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư tuyến giáp. Trường hợp này cần định kỳ thăm khám 3 tháng/lần để điều trị kịp thời nếu có ung thư phát triển
Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm trong khi ở người khác có thể tiến triển nhanh thành bệnh lý ung thư. Vì vậy, việc thăm khám và kiểm soát bệnh cần được thực hiện thường xuyên, từ đó mới có giải pháp khắc phục kịp thời!
