Giải đáp cho mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

“Ở đây có mẹ nào bị tiểu đường thai kỳ không? Cho em hỏi tiểu đường thai kỳ là như thế nào? Em mới mang bầu được 2 tháng mà thấy xung quanh nhiều mẹ mắc bệnh quá?”

“Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Tiểu đường thai kỳ phải làm sao? Tiểu đường thai kỳ sau sinh có xuất hiện không? Em mới đi khám tiểu đường về mà cảm thấy hoang mang, các mẹ cho em xin lời khuyên với!”

Đây chỉ là một số ít những thắc mắc mà các mẹ bầu gửi đến cho chúng tôi thời gian qua. Ngay sau đây sẽ là những giải đáp về các vấn đề tiểu đường thai kỳ để mẹ được hiểu rõ!  Hãy theo dõi và chia sẻ cho các bà bầu khác mẹ nhé!

tieu-duong-thai-ky-co-nguy-hiem-khong
Tiểu đường thai kỳ là khiến nhiều mẹ thấy lo lắng

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là bao nhiêu?

Ở trong lần khám đầu tiên, mẹ bầu được chỉ định thử đường huyết khi đói, chỉ số HbA1C/đường huyết bất kỳ:

  • Giá trị đường huyết khi đói lớn hơn 7.0 mmol/l; chỉ số HbA1c lớn hơn 6.5%, đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11.1 mmol/l: Mẹ bầu chẩn đoán tiểu đường lâm sàng
  • Giá trị đường huyết khi đói 5.1 – 7.0 mmol/l: Mẹ bầu chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Nếu giá trị đường huyết khi đói nhỏ hơn 5.1 mmol/l: Mẹ bầu sẽ phải đợi đến tuần 24-28 của thai kỳ để làm xét nghiệm dung nạp glucozo. Quy trình thực hiện như sau:

  • Đo nồng độ glucose trong máu khi đói của mẹ
  • Uống thêm 75 gam glucôzơ trong 5 phút
  • Bác sĩ lấy máu đo nồng độ glucôzơ huyết sau 1-2 h đồng hồ từ lúc uống.

Các giá trị sau khi đo được sẽ có quyết  định tương tự như trên. Vậy tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là bình thường?

  • Giá trị khi đói nhỏ hơn 5.1 mmol/l
  • Thời điểm 1h nhỏ hơn 10 mmol/l
  • Thời điểm 2h nhỏ hơn 8,5 mmol/l.

Tại sao lại bị tiểu đường thai kỳ?

Khi ăn uống, tuyến tụy giải phóng hoc môn insulin, giúp di chuyển đường glucozo trong máu đến tế bào để nuôi cơ thể. Trong quá trình mang thai, nhau thai tạo ra một loại hoc môn làm cho glucozo bị tích tụ ở trong máu. Nếu như cơ thể mẹ không sinh sản đủ insulin hoặc ngừng dùng đến insulin thì hàm lượng đường tăng lên và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Cũng trong khi mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố để giúp em bé phát triển. Chúng tác động xấu đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường ở mẹ bầu.

Cũng có những nguyên nhân khiến mẹ mắc tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Béo phì, thừa cân, huyết áp cao
  • Người mẹ có tiền sử đái tháo đường
  • Người thân mắc bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai >25 tuổi
  • Đã từng để em bé bị dị tật, chết non

Tiểu đường thai kỳ có hết không? 

Sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ có thể tự hết. Tuy nhiên nếu mẹ vẫn không kiểm soát được lượng đường trong máu khi mang thai thì những lần mang thai tiếp theo, mẹ có nguy cơ bị mắc bệnh (tiểu đường thai kỳ sau sinh).

Một số thai phụ bị tiểu đường nhẹ trước khi mang bầu, hoặc không đi khám phát hiện bệnh sẽ khiến cho tiểu đường diễn biến nặng hơn sau khi sinh, thậm chí là mang bệnh cả đời.

Do vây, tất  cả những phụ nữ mang bầu nên đi khám bác sĩ để được phát hiện sớm bệnh. Có những lời khuyên đúng đắn khi điều trị để không ảnh hưởng về sau.

Tiểu đường thai kỳ có sao không?

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào không phải ai cũng biết. Nếu như không kiểm soát tốt có thể truyền đường đến em bé. Đến khi nồng độ glucozo trong máu vượt quá mức cho phép thì em bé cũng bị thừa cân, dẫn đến những biến chứng cho mẹ như:

  • Tỷ lệ sẩy  thai, thai lưu cao
  • Nguy cơ sinh mô
  • Chảy máu nhiều khi sinh
  • Gây áp lực lên tim, thận
  • Tiền sản  giật, sinh non
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài ra, em bé sinh ra có thể bị vàng da, mắc bệnh lý về hô hấp, hạ glucozo huyết tương, phát triển quá mức, chấn thương sau sinh…

Tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Có thể nói, sự tuân thủ khi điều trị của người mẹ vô cùng quan trọng. Nhiều trường hợp đã nhanh chóng khỏi bệnh sau khi thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập. Dưới đây là một vài biện pháp cụ thể mà mẹ có thể trao đổi với bác sĩ của mình.

tieu-duong-thai-ky-phai-lam-sao
Nhiều trường bệnh tiểu đường thai kỳ đã nhanh chóng khỏi bệnh sau khi thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập.
  • Lên kế hoạch ăn uống hợp lý và nghiêm chỉnh thực hiện: Tránh để cho lượng đường nạp vào trong cơ thể quá nhiều. Chia nhỏ bữa ăn với 3 bữa chính và 2 bữa phụ đan xen, sáng tạo ra nhiều món ăn đẹp mắt, dinh dưỡng để không bị ngán.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Đi bộ mỗi ngày 2-3 lần, trong khoảng 30 phút; thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. 
  • Tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ, đạm: Những thành phần này có nhiều trong yến mạch, hạt, đậu, rau củ quả tươi. Mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất canxi, magie, sắt, iot…từ viên uống/sữa mỗi ngày.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể để lại bình luận phía dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp!

(1) Xem thêm tại: https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes

(2) Xem thêm tại: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20355345

(3) Xem thêm tại: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/managing-gestational-diabetes

(4) Xem thêm tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1279988/

(5) Xem thêm tại: https://bmjopen.bmj.com/content/4/5/e004538

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.