Tiểu đường tuýp 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết và biến chứng

Tiểu đường tuýp 1 (hay chính là tiểu đường type 1), còn được gọi là tiểu đường vị thành niên do xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi này. Đây là một bệnh mãn tính trong đó tuyến tụy sản xuất ít hoặc không có isulin. Mà isulin là một hormone cần thiết để đường (glucose) đi vào tế bào để tạo ra năng lượng.

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì vậy, nó còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên.

tieu duong tuyp 1 la gi 1
Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường tuýp 1 (hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 1)

Tiểu đường tuýp 1 khác với tiểu đường tuýp 2. Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 là do cơ thể không đáp ứng với isulin theo cách cần thiết.

Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện tương đối đột ngột và bao gồm:

  • Vô cùng khát nước
  • Cơn đói tăng lên (đặc biệt là sau khi ăn)
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Sút cân
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ
  • Nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc vùng âm đạo thường xuyên
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu kỉnh
  • Đái dầm vào ban đêm (dù trước đó trẻ không đái dầm)
tieu duong tuyp 1
Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường tuýp 1

Một số dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường tuýp 1:

  • Thở nhanh, thở gấp
  • Hơi thở phát ra mùi
  • Đau bụng
  • Mất nhận thức

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Insulin là một hormone giúp vận chuyển đường (glucose) vào các mô của cơ thể. Các tế bào của cơ thể sử dụng glucose làm nhiên liệu để hoạt động.

Khi các tế bào sản xuất isulin ngừng hoạt động hoặc sản xuất quá ít, glucose sẽ không thể di chuyển vào các tế bào vì không có isulin ở đó để thực hiện công việc. Thay vào đó, nó tích tụ trong máu và các tế bào của cơ thể bị “chết đói”. Điều này khiến cho lượng đường trong máu bị tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.

Ngoài ra, các nguyên nhân có thể khác bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong nhà có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
  • Do tiếp xúc với virus và các yếu tố môi trường khác

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một bệnh mãn tính và không có cách chữa dứt điểm. Nếu bệnh nhân tuân thủ quy định điều trị về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh thì sẽ không có gì nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu lơ là trong lộ trình điều trị thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, có thể dẫn đến tình trạng:

  • Mất nước: Khi có thêm đường trong máu, cơ thể đi tiểu nhiều hơn. Đó là cách cơ thể chúng ta phản ứng lại với bệnh. Một lượng lớn nước đi ra ngoài cùng với nước tiểu, khiến cơ thể bị khô, thiếu nước.
  • Sút cân ngoài ý muốn: Các glucose đi ra ngoài theo đường nước tiểu khiến cơ thể mất đi nhiều calo. Đó là lý do tại sao nhiều người bị tiểu đường tuýp 1 sút cân đột ngột, trong đó mất nước cũng là một phần nguyên nhân khiến cơ thể bị giảm cân.
  • Nhiễm ceton-axit tiểu đường: Nếu các tế bào không nhận đủ glocose để sản xuất ra isulin thì các tế bào mỡ sẽ bị phá vỡ. Việc này tạo ra các hóa chất gọi là ceton. Khi đó, gan sẽ giải phóng đường mà nó lưu trữ để giúp đỡ nhưng các tế bào lại không thể sử dụng vì không có isulin, vì vậy nó sẽ tích tụ trong máu cùng với các ceton có tính axit. Khi cơ thể bị nhiễm ceton-axit tiểu đường có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị ngay.
  • Bệnh tim và mạch máu: Theo thời gian, nồng độ glucose trong máu cao có thể gây hại cho các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ trong mắt, thận và tim. Chúng có thể khiến bệnh nhân bị xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
tieu duong tuyp 1 la gi
Tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt, chân, da,… và suy giảm miễn dịch của cơ thể
  • Bệnh thận: Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ lọc chất thải từ máu của cơ thể. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc này. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
  • Hỏng mắt: Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng gây mù. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Hỏng chân: Tổn thương thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu đến bàn chân kém làm tăng nguy cơ biến chứng lên bàn chân Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng mà cuối cùng có thể phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc cả chân.
  • Nhiễm trùng da hoặc miệng: Có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng da và miệng, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Bệnh nướu răng và khô miệng là một ví dụ.
  • Biến chứng thai kỳ: Lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh tăng lên khi bệnh tiểu đường tuýp 1 không được kiểm soát tốt. Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm đái tháo đường, các vấn đề về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc), huyết áp cao do mang thai và dọa sảy thai.

Tiểu đường tuýp 1 còn có thể xảy ra cùng với các bệnh tự miễn khác, như bệnh basedow hay bệnh bạch biến (đều là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân). 

Đừng quá lo lắng về những biến chứng của bệnh. Trên thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn có thể sống lâu, sống khỏe. Điều mà người bệnh cần làm là đi thăm khám thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. Hãy tập thể dục điều độ và có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện sức khỏe cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.