Xét nghiệm tiểu đường – những thông tin quan trọng cần biết

Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao, vì vậy để biết chắc chắn rằng mình có đang mắc bệnh tiểu đường hay không thì việc quan trọng nhất chính là làm xét nghiệm tiểu đường. Việc phát hiện sớm và nắm bắt được tình trạng bệnh sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trong trong giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xét nghiệm tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm tiểu đường?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân chính thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh tiểu đường có thể không biểu hiện nhiều triệu chứng nhưng nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì nên đi xét nghiệm tiểu đường để biết chắc chắn rằng mình có đang bị tiểu đường hay không?

xet-nghiem-tieu-duong
Xét nghiệm tiểu đường là việc cần thiết giúp bạn biết chính xác có bị bệnh tiểu đường hay không?

Chỉ số đường huyết trong máu bao nhiêu là tốt

Để biết chính xác mức độ đường huyết của mình đang là bao nhiêu bạn cần kiểm tra bằng máy đo:

– Với người tiểu đường type 1: Nên đo đường huyết thường xuyên, khoảng 3-4 lần mỗi ngày để chủ động điều trị

– Với người bị tiểu đường type 2:

  • Nên thử vào trước bữa ăn sáng – ăn trưa – ăn tối, 
  • Thử sau bữa ăn 1 – 2 tiếng
  • Đo trước khi đi ngủ
  • Thử sau 2-3 h sáng lúc này mức đường huyết có thể tụt.

Chỉ số đường huyết an toàn ở người bình thường từ 4,0 – 5,9 mmol/l ( 72-108 mg/dl ). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có thể đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng mà chỉ số đường huyết ở mức sau:

  • < 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn
  • 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường
  • > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Người bệnh phải theo dõi mức độ đường huyết thường xuyên nhất là vào những ngày đặc biệt như:

  • Có các biểu hiện của bệnh tiểu đường
  • Có sử dụng thuốc nam hoặc thuốc tây để điều trị bệnh
  • Ăn uống trong các dịp đặc biệt
  • Trước và sau khi tập thể dục
  • Trong thời gian mang bầu

Dấu hiệu cần làm xét nghiệm tiểu đường

  • Mắt nhìn mờ hơn
  • Cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm thấy đói bụng liên tục ngay cả khi vừa ăn xong
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ ADA (American Diabetes Association) khuyến cáo rằng ngay cả khi bạn không gặp phải các triệu chứng của tiểu đường thì cũng nên đi kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là những đối tượng sau:

– Những người có chỉ số BMI (Body Mass Index – chỉ số khối lượng cơ thể) cao hơn 23, bất kể tuổi tác, có tiền sử huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, ít vận động, có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh tim.

– Những người có độ tuổi từ 45 trở nên đều được các chuyên gia khuyên nên đi kiểm tra đường huyết ban đầu, nếu kết quả bình thường thì 3 năm lại kiểm tra lại một lần.

– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về lượng đường trong máu không ổn định hoặc có dấu hiệu kháng insulin.

– Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vì vậy mỗi người nên chú ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên, làm xét nghiệm tiểu đường để phát hiện sớm, kịp thời và kiểm soát bệnh hiệu quả.

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Để có kết quả đường huyết chính xác các bác sĩ đều đưa ra nguyên tắc người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng. Nguyên nhân là do ngay sau khi ăn các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng đi nuôi cơ thể. Lúc này lượng đường hoặc mỡ trong máu sẽ tăng lên rất cao, nếu tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường sẽ cho kết quả không chính xác. Vì vậy, nếu xác định làm xét nghiệm tiểu đường thì việc nhịn ăn là điều rất quan trọng.

xet-nghiem-tieu-duong
Để có kết quả chính xác bạn nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm tiểu đường

Trong một vài trường hợp, cũng có thể tùy vào từng loại xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần nhịn đói hay không. Chẳng hạn, nếu làm xét nghiệm máu kiểm tra glucose ngẫu nhiên, máu sẽ được lấy từ cánh tay để gửi đi phân tích, lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không cần phải nhịn đói.

Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường lúc đói bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bị bệnh tiểu đường thực hiện test dung nạp glucose qua đường uống tức là lấy máu lần hai sau 2 giờ uống nước có chứa 75gr đường để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh.

Khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường, ngoài việc cần nhịn ăn bạn cũng nên lưu ý không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,…để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? hết bao nhiêu tiền?

Để chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, cơ sở chuyên khoa có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường, tuy nhiên để lựa chọn được địa chỉ uy tín bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao
  • Trang thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện các loại xét nghiệm y tế cho kết quả chính xác và nhanh chóng.
  • Đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tâm, chuyên nghiệp
  • Có các dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà để phù hợp với từng điều kiện người bệnh
xet-nghiem-tieu-duong
Nên chọn bệnh viện, cơ sở uy tín để làm xét nghiệm tiểu đường

Tùy vào từng bệnh viện, cơ sở bạn lựa chọn sẽ có mức chi phí xét nghiệm tiểu đường phù hợp, trong quá trình thăm khám và kiểm tra bác sĩ cũng có thể làm thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết quả chính xác nhất. Vì vậy, mức chi phí cũng có thể thay đổi.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về xét nghiệm tiểu đường mà bạn có thể tham khảo, bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và lượng đường trong máu để có giải pháp kịp thời ngăn ngừa bệnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.