Tiểu đường type 2: Khái niệm, biến chứng, cách điều trị, chế độ ăn uống

Tiểu đường type 2 là một trong những bệnh chiếm tỉ lệ cao ở người trưởng thành. Ngày nay, tại Việt Nam có gần 4 triệu người đang phải chung sống với bệnh tiểu đường type và con số đó ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 là gì? Biến chứng của tiểu đường nguy hiểm thế nào và chúng ta cần điều trị bằng cách nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường type 2 (hay còn gọi là tiểu đường tuýp 2) là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với nó cả đời. Căn bệnh này khiến cơ thể không thể sử dụng insulin như người khỏe mạnh bình thường mà gặp phải tình trạng kháng insulin. Điều này dẫn đến việc tăng lượng đường trong máu không kiểm soát, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những người ở độ tuổi trung niên trở đi là đối tượng rất dễ mắc tiểu đường type 2 nên nó được xem là căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Tuy nhiên thanh thiếu niên hay trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị bệnh, nhưng xuất hiện chủ yếu ở trẻ béo phì.

tieu-duong-tuyp-2
Tiểu đường type 2 là căn bệnh mãn tính với biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn ở mức cao hơn bình thường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Theo thời gian, khi lượng đường trong máu ngày càng tăng lên không kiểm soát thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như:

– Bệnh tim mạch: Người bị tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Họ cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và bị đau thắt ngực. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu khiến cho bệnh tiểu đường trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người.

– Bệnh về thận: Tiểu đường sẽ khiến những mạch máu nhỏ ở thận bị tổn thương khiến thận hoạt động kém, bị suy thận hoặc hỏng thận. Người bệnh lúc này có thể phải chạy thận hoặc thay thế thận (chi phí rất tốn kém).

– Bệnh về mắt: Lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc mắt. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. 

– Biến chứng dây thần kinh: Tiểu đường type 2 có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh khắp cơ thể, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dễ gây tổn thương ở bàn chân, hay bị rối loạn cương dương khiến suy giảm ham muốn tình dục.

– Biến chứng lên da: Khi mà insulin bị rối loạn chuyển hóa thì máu trong cơ thể cũng không được lưu thông. Vì thế vết thương cũng chậm lành hơn và dễ bị nhiễm trùng.

– Biến chứng lên thai nhi: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai dễ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

– Biến chứng đến giấc ngủ: Người bệnh dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

– Biến chứng lên thính giác: Một số người tiểu đường thường gặp vấn đề về thính giác mà không rõ nguyên nhân tại sao.

– Biến chứng lên não bộ: Tiểu đường type 2 có thể ảnh hưởng xấu đến não, khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

Không ít người thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Có thể thấy từ những biến chứng kể trên, đây được xem là căn bệnh dễ dàng dẫn đến “cửa tử” vì nó vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh. 

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Cách tốt nhất để ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 là:

  • Uống thuốc được bác sĩ kê đúng giờ
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt
  • Ăn uống lành mạnh, đủ chất, đúng bữa, chia thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng ăn quá no
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để sớm phát hiện ra biến chứng nếu có

Cách chữa tiểu đường type 2

Như đã nói, tiểu đường type 2 là căn bệnh mãn tính, không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên nếu kiểm soát bệnh tốt thì vẫn có thể duy trì sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh như một người khỏe mạnh bình thường. 

Để kiểm soát bệnh tiểu đường thì người bệnh cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và uống thuốc.

Thay đổi lối sống

Nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc tập luyện thể dục thường xuyên thì người bệnh sẽ có thể hạ đường huyết xuống mức an toàn. 

  • Giảm cân. Đến hơn 50% người bệnh tiểu đường bị thừa cân béo phì, mà lượng mỡ dư thừa lại chính là yếu tố khiến lượng đường huyết bị tăng cao. Để giảm cân hiệu quả, đầu tiên người bệnh cần quản lý tốt khẩu phần ăn của mình và ăn các thực phẩm lành mạnh, có dưỡng chất lành mạnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh.  Không có thực đơn cụ thể nào dành cho người tiểu đường type 2. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến 4 dưỡng chất vô cùng quan trọng bao gồm: carbohydrate, chất đạm, chất béo và chất xơ. Trong đó, nếu bổ sung carbohydrate lành mạnh thay vì carbohydrate xấu sẽ giúp ít đường glucose được chuyển hóa hơn. Và 3 dưỡng chất còn lại nếu được bổ sung đúng cũng có thể làm chậm quá trình chuyển hóa đường glucose. Từ đó làm hạn chế mức đường huyết tăng lên. Hãy tập trung vào việc:
  • Ăn ít thực phẩm chứa nhiều calo
  • Cắt giảm lượng thực phẩm chứa carbohydrate xấu, đặc biệt là đồ ngọt
  • Bổ sung rau và trái cây vào thực phẩm hàng ngày
  • Ăn nhiều chất xơ hơn
tieu duong tuyp 2
Một chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều chất xơ sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường type 2.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hãy dành ra 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao. Người bệnh có thể đi bộ, đạp xe hay tham gia bất kỳ môn thể thao nào đó để cơ thể được vận động và cải thiện nhịp tim. Nếu bạn đang dùng thuốc để hạ đường huyết thì hãy ăn lót dạ trước khi tập luyện. 
  • Đo đường huyết thường xuyên. Để kiểm soát tốt nhất sức khỏe của mình, người bệnh nên chủ động đo đường huyết sau mỗi bữa ăn. Điều này cũng giúp bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Uống thuốc tiểu đường type 2

Nếu việc thay đổi lối sống vẫn không thể giúp hạ lượng đường trong máu xuống mức ổn định thì người bệnh cần kết hợp thuốc điều trị tiểu đường type 2. Một số loại thuốc kê đơn phổ biến nhất đối với bệnh tiểu đường type 2, bao gồm:

  • Metformin (Fortamet, Glucophage, Glumetza, Riomet,…): giúp giảm lượng đường glucose từ gan tạo ra.
  • Sulfonylureas (Amaryl, Glucotrol, Metaglip, DiaBeta, Micronase,…): giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn.
  • Thiazolidinediones (Actos, Avandia,…): giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin nhưng cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
  • Thuốc ức chế DPP-4 (Tradijenta, Januvia,…): giúp hạ đường huyết nhưng cũng dễ gây đau khớp và làm viêm tuyến tụy.
  • Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (Byetta, Victoza, Ozempic,…): làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.
  • Thuốc ức chế SGLT2 (Invokana, Faxiga, Jardiance,…): giúp thận lọc được nhiều glucose hơn.
  • V.v,…

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc chữa trị bệnh.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu tiểu đường type 2 dành cho những người vẫn còn đang băn khoăn về căn bệnh này. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về bệnh tiểu đường type 2 và cách để kiểm soát tốt bệnh, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn khỏe mạnh!

Theo: JERRY R. BALENTINE, DOFACEP | Erica Oberg, ND, MPH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.