Trong thời kỳ mang thai, bà bầu có thể gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, buồn nôn thậm chí bị tụt huyết áp. Điều này rất nguy hiểm cho mẹ bầu do có thể có nguy cơ bị trượt ngã, xỉu, gặp tai nạn khi đi lại. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hiện tượng này và cách xử lý khi mắc phải để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Tại sao bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi cho bà bầu. Do khi mang thai cơ thể người mẹ xảy ra nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng mang thai như giãn nở mạch máu, tăng giảm hormone, thay đổi trạng thái thần kinh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như thay đổi tư thế đột ngột, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột cũng có thể làm mẹ bầu bị cảm thấy chóng mặt, hoa mắt.
Giãn nở mạch máu
Hệ thống mạch máu sẽ xuất hiện cơ chế giãn nở để đưa máu đến nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Cơ thể liên tục phải tăng áp lực máu để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho bào thai cũng như hệ thống tim mạch của cơ thể. Tim và hệ tuần hoàn phải hoạt động nhiều hơn, tim đập nhanh hơn, lượng máu của cơ thể mẹ cũng tăng thêm.
Cơ thể phải liên tục thích ứng với sự thay đổi
Hoạt động điều tiết hormone của cơ thể có thay đổi, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng cao hơn. Hệ thần kinh cũng liên tục phải tự điều chỉnh để thích ứng với các thay đổi trong cơ thể người mang thai.
Những thay đổi này đều có thể dẫn tới hiện tượng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu khi các hệ thống trong cơ thể không điều chỉnh kịp thời để cân bằng các trạng thái của cơ thể.
Thay đổi tư thế đột ngột
Thay đổi tư thế đột ngột sẽ gây tụt huyết áp và gây choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, thường gặp ở mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Khi mang thai, tử cung phát triển lớn dần, chèn ép các tĩnh mạch chủ từ chân về tim, làm chậm lưu thông máu ở chân và làm hạn chế dòng máu chảy về tim khiến bà bầu bị hoa mắt, chóng mặt.
Thiếu máu, suy dinh dưỡng
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý khiến, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi khiến bà bầu bị thiếu máu, hạ đường huyết, chóng mặt, toát mồ hôi, thậm chí ngất xỉu.
Thay đổi đột ngột tinh thần, thể chất hay nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, cơ thể mẹ hoạt động quá mức, hay lo lắng cũng dẫn đến tuần hoàn và thần kinh phải điều chỉnh đột ngột cũng có thể gây hoa mắt, chóng mặt.
Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm cho thai nhi không?
Khi mang thai, mọi thay đổi của cơ thể người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt sẽ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Nếu được kiểm soát và điều trị kịp thời mẹ bầu và thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và an toàn vượt cạn. Tuy nhiên nếu chủ quan, không theo dõi điều trị tốt có thể gây ra những tác động không tốt đến thai nhi.
Một số ảnh hưởng có thể gặp khi mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt như mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe suy yếu, tinh thần sa sút. Sức khỏe của mẹ bầu suy giảm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Không những thế, các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu có nguy cơ bị tiền sản nhật, nhất là những bà bầu tuổi trên 40. Tiền sản giật rất nguy hiểm, đi kèm tiền sản giật là bệnh huyết áp, protein niệu cao, bị phù chân, tay, mặt và toàn thân. Do đó cần khắc phục kịp thời khi có triệu chứng này xuất hiện.
Cách xử lý khi bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi
Nếu bị hoa mắt, chóng mặt mẹ bầu cần phải tìm ngay biện pháp khắc phục để nhanh chóng hết tình trạng này nhằm hạn chế làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con. Dưới đây là một số các xử lý thường được áp dụng khi gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai.
Ngồi hoặc nằm yên ngay khi cảm thấy hoa mắt chóng mặt
Khi bị các triệu chứng này rất dễ xảy ra tình trạng ngất xỉu, té ngã vì vậy khi cảm thấy có dầu hiệu này mẹ bầu cần nghỉ ngơi, ổn định trạng thái của cơ thể, hít sâu thở đều để cơ thể trở về trạng thái bình thường.
Không nằm ngửa quá lâu
Nếu nằm ngửa quá lâu lúc mang thai sẽ gây áp lực lớn lên cột sống và các cơ quan ngũ tạng trong toàn cơ thể dẫn tới lưu thông máu bị trì trệ. Không những thế, hay nằm ngửa còn khiến huyết áp giảm, nhịp tim tăng và tăng tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Cách nằm tốt nhất là nằm nghiêng bên trái, kê một cái gối mỏng dưới hông.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Mẹ bầu nên thường xuyên uống đủ nước, khoảng 2 lít/ngày. Ăn uống khoa học, có thể ăn làm nhiều bữa để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và con.
Đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu hoa mắt chóng mặt. Khi mang thai, nhu cầu sử dụng sắt, acid folic để tạo máu của cơ thể tăng vì vậy cần bổ sung đầy đủ để đảm bảo không gây thiếu máu do thiếu sắt cũng như các vitamin khác.
Các thông tin trên đã giải thích tại sao bà bầu bị hoa mắt chóng mặt thậm chí toát cả mồ hôi cũng như cách xử lý khi mắc phải những triệu chứng này. Hy vọng rằng các mẹ bầu trang bị cho mình đủ kiến thức để chăm sóc bản thân và thai nhi được khỏe mạnh và sẵn sàng để đón bé chào đời.
Nguồn: Sonapharm.vn