Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, đồng nghĩa với việc người mắc phải sống chung với bệnh cả đời. Vì thế bệnh nhân tiểu đường phải phụ thuộc rất nhiều vào thuốc điều trị. Để tránh việc lạm dụng thuốc Tây nhiều gây ra tác dụng phụ, nhiều người đã lựa chọn lá cây để chữa tiểu đường, vừa rẻ, an toàn, lại dễ kiếm, dễ thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường được nhiều người sử dụng
Lá ổi
Khoa học đã chứng minh lá ổi có thể tác động vào enzyme alpha-glucosidase và làm giảm tác dụng của chúng; mà loại enzyme này lại chính là yếu tố chuyển hóa thức ăn thành đường glucose trong máu, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Như vậy có nghĩa sử dụng lá ổi chữa tiểu đường sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Cũng theo nghiên cứu, cả lá ổi và quả ổi đều có công dụng chữa tiểu đường. Bởi chúng có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E, B2, K, các khoáng chất như canxi, sắt, kali, folate,… rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng lá ổi non
- Lấy một nắm lá ổi non rửa sạch và đun với nước sôi. Lấy nước đó uống hàng ngày.
Cách 2: Lá ổi non, sa kê, đậu bắp
- Lá ổi non 50g, sa kê và đậu bắp mỗi loại 100g. Tất cả rửa sạch và đun sôi lấy nước uống hàng ngày.
Cách 3: Lá ổi non, râu ngô, bạch quả
- Râu ngô 30g, lá ổi non và bạch quả mỗi loại 15g. Tất cả rửa sạch và đun sôi lấy nước uống mỗi ngày.
Cách 4: Lá ổi non, dây thìa canh
- 20g lá ổi, 20g dây thìa canh rửa sạch và đun sôi lấy nước uống hàng ngày.
Cách 5: Nước ép quả ổi
- Quả ổi rửa sạch và gọt vỏ, ép lấy nước uống. Chia đều ngày 2 lần, mỗi lần 30ml. Chú ý: cần gọt vỏ ổi khi ăn hay khi ép lấy nước bởi vỏ ổi có thể khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng.
Lá sa kê
Quả sa kê thường được sử dụng trong các món ăn như canh hay súp rất ngon và bổ dưỡng. Còn lá sa kê được dùng để trị bệnh tiểu đường.
Ngoài công dụng chữa bệnh tiểu đường, lá sa kê được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Nam vì có nhiều tác dụng như: kháng viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, trị huyết áp cao, bệnh sỏi thận, bệnh gout, bệnh vàng da.
Cách thực hiện:
- Lá sa kê 100g, đậu bắp 100g, lá ổi 50g. Tất cả rửa sạch và đun sôi với nước, lấy nước uống hàng ngày. Hoặc sắc nước từ 200ml đến khi cạn còn 50ml là uống được.
Lá vú sữa
Cũng giống như cây ổi, lá và quả vú sữa đều chứa giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Quả vú sữa rất mát và ngon, trong quả và lá vú sữa cả có chứa vitamin A, B,C, chất xơ, acid malic và khoáng chất như canxi, sắt, thiamin, niacin,…. Sử dụng lá vú sữa chữa bệnh tiểu đường thường xuyên sẽ giúp duy trì đường huyết ổn định.
Cách thực hiện:
Cách 1: Lá vú sữa tươi 30g, rửa sạch và đun với nước sôi. Lấy nước uống hàng ngày như uống trà.
Cách 2: Lá vú sữa khô 15g, đun với 1 lít nước, sắc đến khi còn 200ml là dùng được.
Lá vú sữa vừa có công dụng hạ đường huyết vừa giúp chữa bệnh dạ dày. Vì vậy rất thích hợp sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp mắc bệnh về tiêu hóa.
Lá dâu tằm
Khoa học đã chứng minh lá dâu tằm có nhiều dưỡng chất giúp làm giảm đường glucose trong máu. Sử dụng lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường sẽ không gây tác dụng phụ như buồn nôn hay đầy hơi như một số loại thuốc tây. Ngoài ra, lá dâu tằm còn giúp chữa chứng khát nước, mệt mỏi thường xuyên hay chứng đi tiểu nhiều lần rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lá dâu tằm 100g rửa sạch và đun với 1 lít nước. Đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp và uống được. Sử dụng hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lá mật gấu (lá đắng)
Lá mật gấu hay còn gọi là lá đắng tuy được ít người biết đến nhưng nó lại vô cùng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Theo các bác sĩ, loại lá này vừa giúp ổn định đường huyết vừa các tác dụng thanh lọc cơ thể. Dù là người khỏe mạnh, không có vấn đề về sức khỏe thì sử dụng cũng rất tốt. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể dùng lá mật gấu trị tiểu đường mà không lo tác dụng phụ.
Cách thực hiện:
- Lá mật gấu tươi 100g đun với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và để nguội rồi uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng lá cây chữa bệnh tiểu đường
- Sử dụng các bài thuốc dân gian hay các loại lá cây trị bệnh tiểu đường chỉ giúp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà bỏ thuốc Tây trong quá trình trị bệnh.
- Tùy cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà khả năng đáp ứng và thời gian hiệu quả khác nhau.
- Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và vận động hợp lý thì mới giúp lượng đường huyết trong cơ thể được ổn định.
- Đo đường huyết thường xuyên, thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Trên đây là gợi ý về 5 loại lá cây được nhiều người bệnh đánh giá cao về hiệu quả sử dụng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong cẩm nang chữa bệnh cho mình hoặc người thân. Hãy để lại bình luận ở phía dưới nếu có bất kỳ thắc mắc nào xung quanh căn bệnh tiểu đường, chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời.