Bệnh tiểu đường ở trẻ em? Nguyên nhân, dấu hiệu chính xác nhất

Các chuyên gia ghi nhận ca mắc tiểu đường chỉ ở độ tuổi từ 9-13, thanh niên từ 20-30. Tiểu đường type 2 chiếm khoảng 95% tổng số người mắc bệnh và chỉ thường gặp ở độ tuổi từ 40. Thế nhưng có những người ở tuổi trẻ em đã mắc phải ở cả tiểu đường type 1,2. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em khi mới sinh ra bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ cũng đáng báo động.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở trẻ em

Có thể nói, với mỗi giai đoạn của bệnh tiểu đường thường ở những độ tuổi nhất định. Thế nhưng trong thời đại công nghiệp hóa, con người trở nên lười vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt không đảm bảo. Hay sử dụng chất kích thước như thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn uống không điều độ thì tuổi mắc tiểu đường ngày càng trẻ hóa, quá trình khởi phát bệnh diễn ra ở cả trẻ em.

Lý do khiến trẻ em bị tiểu đường thường không được biết chính xác nhất. Thế nhưng đều có liên quan đến môi trường sống và gen di truyền.

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ

Tiểu đường type 1 ở trẻ em thường có những dấu hiệu kinh điển như:

  • Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Cơ thể sụt cân, mệt mỏi và ốm yếu
tre-em-bi-tieu-duong
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em rõ nhất là đi tiểu nhiều

Trước đây, mẹ đã từng dạy bé đi tiểu đúng cách, không đái dầm nhưng trẻ tự nhiên đái dầm vào ban đêm với tần suất ngày càng gia tăng. Thì đó có thể là dấu hiệu tiểu đường ở trẻ nhỏ, mẹ hãy chú ý nhiều hơn nữa nhé.

Một số triệu chứng bệnh khác tương tự như bệnh cúm, nhưng vẫn có sự khác biệt trong biểu hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em như:

  • Xét nghiệm cho thấy nồng độ glucose trong máu và nước tiểu cao
  • Hay khát nước, mất nước
  • Đã ăn nhưng vẫn đói
  • Mắt nhìn mờ đi
  • Cảm thấy buồn nôn, khó chịu trong người
  • Hay thay đổi tâm trạng
  • Hăm tã nghiêm trọng
  • Bé gái bị nhiễm nấm
  • Hơi thở bé nhanh và có mùi
  • Một vài dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường khác như:
  • Em bé bú nhiều, ngủ nhiều
  • Đau bụng đi ngoài nhiều
  • Co giật, hôn mê
  • Mất tri giác, người mơ màng

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không

Dù y học vẫn chưa thể tìm ra cách điều trị triệt để tiểu đường. Nhưng cũng có những phương pháp mới giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Trẻ bị tiểu đường type 1 chưa thể chữa hoàn toàn được. Nhưng nếu  trẻ bị tiểu đường type 2, mà trường hợp này hiếm gặp thì khả năng điều trị khỏi ở giai đoạn đầu lên tới 70%.

Cách chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em tốt nhất là có  chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý, khoa học. Thì đến sau cùng vẫn có thể sống bình thường với căn bệnh này.

tieu-duong-o-tre-em
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho bé để tránh bệnh

Mẹ hãy tìm hiểu kỹ về bệnh tiểu đường trẻ em, cho bé đi thăm khám đầy đủ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc, thực phẩm dinh dưỡng, bài tập…Đặc biệt, cung cấp in-su-lin đầy đủ mỗi ngày cho bé để duy trì chỉ số đường máu an toàn nhất.

Tự xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em

Mẹ hãy giúp con làm quen dần với tiêm in-su-lin và xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em. Dưới đây là một vài cách để bé an toàn hơn:

  • Chuẩn bị trước dụng cụ tiêm và thử máu, nhưng hãy để ngoài tầm nhìn của con nhé
  • Tiêm cho con thật nhanh để con không cảm  thấy hồi hộp, nhưng trước hết thì mẹ phải bình tĩnh, cầm chắc chắn cây tiêm đã nhé.
  • Thay đổi vị trí xét nghiệm tiểu đường, không nên tiêm hay thử liên tiếp ở một chỗ.
  • Dùng in-su-lin ở nhiệt độ phòng, chờ cho miếng gạc khô rồi mới tiêm để giảm đau cho con.
  • Trước khi tiêm, mẹ thử dùng nước đá bọc trong túi nilon hoặc khăn chườm lên đó để làm tê da, và con sẽ dễ chịu hơn đó.
  • Cố gắng làm con cảm  thấy phân tâm như tặng đồ chơi, hát…Bé sẽ không tập trung quá nhiều vào việc tiêm và thậm chí là quên đi.
  • Khen thưởng, khen ngợi con bằng cách kể chuyện, đọc sách thiếu nhi hay ôm con sau khi tiêm và xét nghiệm tiểu đường.

Bố mẹ đừng lo lắng quá nhiều khi đái tháo đường trẻ em. Mọi dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em sẽ được nhận ra sớm nếu mẹ quan tâm đến con.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em.

(1) Tham khảo thêm tại: https://www.diabetes.co.uk/children-and-diabetes.html

(2) Tham khảo thêm tại: https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chronic/Pages/Diabetes.aspx

(3) Xem thêm tại: https://medlineplus.gov/diabetesinchildrenandteens.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.