Mẫu thực đơn cho người tiểu đường chuẩn khoa học

Việc kiểm soát lượng đường trong máu là yếu tố tiên quyết để duy trì sức khỏe cho người bệnh tiểu đường và để tránh những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, chế độ ăn uống khoa học là điều đặc biệt quan trọng và hữu ích. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn mẫu thực đơn cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Lợi ích của việc ăn uống theo thực đơn người tiểu đường

Tuân thủ thực đơn dành cho người tiểu đường sẽ giúp đảm bảo người bệnh được cung cấp vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Nó cũng hỗ trợ những người tiểu đường bị thừa cân béo phì giảm đi trọng lượng cơ thể.

Ngoài ra, việc lên kế hoạch cụ thể cho mỗi bữa ăn cũng giúp ích cho việc theo dõi lượng carb và calo của người tiểu đường. Đồng thời khiến cho bữa ăn trở nên lành mạnh và mới lạ hơn, vì đó có thể là thực đơn mà người bệnh chưa từng biết đến hay chưa từng được ăn trước đó.

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong
Người bệnh tiểu đường muốn duy trì sức khỏe thì cần ăn uống với thực đơn khoa học và lành mạnh.

Bài viết này sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường lên kế hoạch ăn uống trong vòng 1 tuần, phù hợp với những người đang ăn kiêng nhằm kiểm soát lượng calo. Tuy nhiên, vì lượng calo mà cơ thể mỗi người bệnh cần nạp vào là không giống nhau nên không phải 100%  người bị tiểu đường đều phù hợp với một mẫu thực đơn y hệt nhau. Do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn kết hợp với thực đơn mẫu của bài viết để lên kế hoạch ăn uống thích hợp nhất với cơ địa mình.

Lượng calo mỗi ngày của người bệnh tiểu đường được tính theo công thức như sau: 25 Kcal x trọng lượng cơ thể. Ví dụ: một người đàn ông có cân nặng 70kg thì lượng calo cần cho một ngày là: 25 x 70 = 1750 Kcal, hoặc một người phụ nữ có cân nặng 50kg thì lượng calo cần thiết là: 25 x 50 = 1250

Dưới đây là mẫu thực đơn cho người bệnh tiểu đường đã tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Thực đơn cho người tiểu đường trong vòng 7 ngày

Đây là thực đơn cho người bị tiểu đường cần 1300 Kcal mỗi ngày. Hãy dựa theo công thức trên để tính toán lượng Kcal thích hợp với người bệnh nhà bạn và điều chỉnh thực đơn cho hợp lý. 

Thứ 2:

  • Sáng: 1 quả trứng luộc, nửa quả bơ, 1 cái bánh mì nhỏ, 1 quả cam
  • Trưa: 1 bát con cơm, 1 bát con canh rau chân vịt, cá  kho, đậu phụ
  • Bữa ăn nhẹ: 1 ly nước ép cà rốt với ít bánh quy
  • Tối: ức gà bỏ da, 1 bát con cơm, canh cà chua, trái cây

Thứ 3:

  • Sáng: 1 cốc yến mạch hòa với nước sôi, phở gà
  • Trưa: 1 bát con cơm, canh cá hồi nấu măng chua, salad cà chua và dưa chuột
  • Bữa ăn nhẹ: sữa chua không đường hoặc ít đường
  • Tối: 1 bát con cơm, thịt kho nghệ, rau súp lơ xanh luộc, trái cây

Thứ 4:

  • Sáng: Bún chả
  • Trưa: 1 bát con cơm, canh bí đỏ nấu xương, rau muống xào tỏi, tráng miệng với dâu tây
  • Bữa ăn nhẹ: hạt dẻ cười, nước hạt chia 
  • Tối: cá thu sốt cà chua, canh rau ngót thịt băm, một ly nước giấm táo 

Thứ 5:

  • Sáng: Bánh mì nguyên cám, trái cây
  • Trưa: 1 bát con cơm, 1 quả trứng luộc, cá cơm kho tiêu, canh rau cải thìa
  • Bữa ăn nhẹ: hạt đậu phộng, trái cây
  • Tối: 1 bát con cơm, bò xào rau củ và nghệ vàng, tráng miệng dâu tây

Thứ 6: 

  • Sáng: 1 bát bún thang, trái cây
  • Trưa: 1 bát con cơm, bí đỏ xào tỏi, trứng rán thịt băm
  • Bữa ăn nhẹ: hạt điều, sữa chua ít đường
  • Tối: 1 bát con cơm, Salad rau xanh, đậu phụ sốt cà chua

Thứ 7:

  • Sáng: Cháo đậu đỏ
  • Trưa: Phở cuốn, trái cây
  • Bữa ăn nhẹ: 1 bắp ngô luộc, ly nước hạt chia
  • Tối: 1 bát con cơm, thịt luộc, canh cải xoong

Chủ nhật:

  • Sáng: Bánh cuốn, nước ép cam
  • Trưa: 1 bát con cơm, canh gà nấu cá mòi, canh rau mùng tơi, tráng miệng thanh long
  • Bữa ăn nhẹ: quả óc chó
  • Tối: Bún cá mòi, ly nước giấm táo 

Một số lưu ý khi lên thực đơn cho người tiểu đường

  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, nhất là các loại rau lá xanh. Vì nó giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tăng cholesterol, hạn chế tăng cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch và các bệnh lý khác.
  • Hạn chế những món nhiều carbohydrate khi chế biến và thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt. Đó là nhóm thức ăn dễ làm tăng lượng đường trong máu.
  • Chỉ nêm gia vị nhạt, không nêm mặn. Vì ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao.
  • Với người tiểu đường béo phì, cần hạn chế các món dầu mỡ, nhiều đường trong bữa ăn.
  • Thực đơn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường chính là ăn 3 bữa mỗi ngày kết hợp với một bữa ăn nhẹ, đặc biệt là ăn nhiều chất xơ.
thuc-don-nguoi-bi-tieu-duong
Người bệnh tiểu đường cần ưu tiên chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm cần tránh cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ở người lớn và trẻ em trên toàn thế giới. Bệnh nhân mắc tiểu đường nếu không được kiểm soát có nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, mù lòa, bệnh teo não và các biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế việc kiểm soát trong ăn uống, cũng như kiêng ăn 1 số thực phẩm sau đây sẽ giúp lượng đường trong máu dễ kiểm soát hơn.

Đồ uống có đường

Nước ngọt và nước ngọt có nhiều tinh bột, làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, hàm lượng fructose cao của chúng có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa đã được thay đổi về mặt hóa học để tăng tính ổn định của chúng. Chúng có liên quan đến chứng viêm, kháng insulin, tăng mỡ bụng và bệnh tim.

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Bánh mì trắng, mì ống và gạo có nhiều tinh bột nhưng ít chất xơ. Sự kết hợp này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, chọn thực phẩm toàn phần, giàu chất xơ có thể giúp giảm phản ứng đường huyết.

Nước ép trái cây

Ở một số nước ép trái cây không đường có chứa lượng đường tương đương như nước sô-đa. Hàm lượng đường fructose cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, thúc đẩy tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Khoai tây chiên

Khoai tây chứa nhiều carbs làm tăng lượng đường trong máu, hơn nữa khi chúng được chiên trong các loại dầu không tốt cho sức khỏe có thể thúc đẩy tình trạng viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Các loại trái cây sấy khô

Trái cây khô trở nên tập trung nhiều đường hơn và có thể chứa nhiều carbs gấp ba lần trái cây tươi. Tránh trái cây khô và chọn trái cây ít đường để kiểm soát lượng đường trong máu tối ưu.

Hạn chế tiêu thụ các đồ ăn chứa nhiều carbs ( carbohydrate ), vì cơ thể sẽ phân hủy carbs thành đường và dẫn vào máu. Tránh các loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu và gây kháng insulin có thể giúp bạn khỏe mạnh ngay bây giờ và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường trong tương lai. 

Hi vọng với những gợi ý trên về thực đơn cho người bị tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe của mình một cách tốt nhất, kết hợp với lối sống lành mạnh, ngủ nghỉ điều độ và tập thể dục thường xuyên.

sonadia-ho-tro-tieu-duong
SONA DIA giải pháp hỗ trợ điều trị cho những người bị tiểu đường

Nguồn video theo KÊNH VTC1: Những thực phẩm chứa đường nhưng vô hại

Theo nguồn:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318277

https://www.healthline.com/nutrition/foods-to-avoid-with-diabetes#TOC_TITLE_HDR_4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.