Nguyên nhân, dấu hiệu các giai đoạn và cách chữa tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến hiện nay. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ ngừng sản xuất hoặc mất khả năng sử dụng insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường khá nghiêm trọng đến cả mắt, thần kinh, tim…

Vây nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng tiểu đường? Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Cách chữa tiểu đường như thế nào. Mọi vấn đề sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân tiểu đường type 1

Do sức đề kháng yếu đã dẫn đến các tế bào sản xuất ra insulin bị phá hủy trong tuyến tụy. Khi cơ thể thiếu hụt thành phần này, lượng đường tích lũy trong máu mà không phải tế bào nên gây bệnh.

Một vài nguyên nhân khác được cho là do yếu tố môi trường, tính di truyền…Nhìn chung thì yếu tố gây bệnh vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Nguyên nhân gây tiểu đường type 2

Các tế bào ức chế hoạt động insulin, tuyến tụy không sản sinh đủ để vượt qua sự đề kháng này. Lượng đường không dẫn đến tế bào mà tích tụ ở trong máu.

Tương tự như người bệnh tiểu đường type 1, nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường có thể do yếu di truyền. Điều này trả lời cho thắc mắc “Bệnh tiểu đường có di truyền không” của nhiều người bệnh.

 Bên cạnh đó, những người béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ đáo tháo đường type 2, tất nhiên không phải những người đái tháo đường type 2 đều là thừa cân.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Trong khi mang bầu, nhau thai sẽ kích thích sản sinh tế bào có thể kháng insulin. Tuyến tụy “cố gắng” đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin. Thế nhưng không phải lúc nào insulin cũng được đáp ứng đủ cho mẹ bầu, dẫn đến đường tích tụ trong máu tăng gây ra tiểu đường thai kỳ.

Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

  • Chức năng tình dục nữ rối loạn
  • Nhiễm trùng âm đạo, nấm candida âm đạo, đường tiết niệu
  • Hội chứng đa nang buồng trứng

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

  • Xuất tinh ngược
  • Cương dương
  • Rối loạn chức năng tình dục

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường chung

  • Hơi thở có mùi aceton, mùi men, thậm chí là mùi thơm bất thường
  • Thường xuyên cảm thấy bực tức trong người
  • Da bị sẫm màu, nhiễm trùng da, có nếp nhăn
  • Mệt mỏi, mờ mắt, những vết thương hở lâu lành
  • Hay đi tiểu ban đêm nhưng dễ bị khát nước
  • Dễ bị tăng/giảm cân mà không biết nguyên nhân
benh-tieu-duong-1
Triệu chứng bị tiểu đường diễn ra theo từng giai đoạn

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Tiểu đường giai đoạn đầu

Giai đoạn này còn gọi là tiền tiểu đường, rối loạn dung nạp glucozo hay rối loạn đường huyết lúc đói.

Mặc dù chỉ số đường huyết trong máu đã tăng cao so với mức bình thường (chỉ số glucozo 5.6-6.9 mmol/lít khi đói, 7.7-11 mmol/lít sau ăn 2 tiếng) nhưng chưa đến mức chẩn đoán tiểu đường type 2.

Dấu hiệu bệnh thời điểm này khá mờ nhạt và ít ai nhận ra.

Tiểu đường type 2

Nếu như người bệnh không có chế độ ăn uống, luyện tập và uống thuốc hợp lý ở giai đoạn tiền tiểu đường thì bệnh tiến triển nặng hơn thành tiểu đường type 2.

Chức năng của tuyến tụy giảm sản xuất insulin rõ rệt, thêm tình trạng kháng insulin nên lượng đường huyết trong máu tăng nhanh chóng (chỉ số glucozo lớn hơn hoặc bằng 7 mmol/lít khi đói, lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/lít sau ăn 2 giờ).

Các triệu chứng bệnh thực sự rõ rệt, người bệnh cần đi khám bác sĩ kịp thời để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Tiểu đường giai đoạn cuối

Khi bệnh tiểu đường không còn là dấu hiệu nữa, mà xuất hiện những biến chứng như suy tim, suy thận, xuất huyết, liệt dạ dày…thì gọi là tiểu đường ở giai đoạn cuối.

Người bệnh không cần phải kiểm soát lượng đường trong máu quá chặt chẽ nữa. Mà là hướng đến điều trị biến chứng nhằm kéo dài sự sống.

Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Lượng đường trong máu phần lớn đến từ thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, bún, phở, bánh kẹo…Do đó, muốn kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thì giảm thiểu đến mức có thể.

Nhưng thay vì loại bỏ 100% thì bạn chỉ nên ăn ít, ăn cơm gạo lứt, gạo mầm, gạo đỏ…Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả để làm chậm hấp thu đường.

benh-tieu-duong
Chế độ ăn uống tinh bột rất quan trọng với người tiểu đường

Luyện tập thể dục đều đặn

Từ những dấu hiệu bị tiểu đường ban đầu, bạn đã phải có kế hoạch tập thể dục thể thao, ít nhất là 30 phút mỗi ngày, duy trì đều đặn trong tuần. Điều này vừa giúp giữ vóc dáng, lại làm giảm đường huyết hiệu quả.

Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bạn cần lưu ý đến những loại thuốc tốt cho người bệnh tiểu đường và những tác  dụng phụ của nó. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng đúng để thuốc phát huy tối đa nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ những thói quen gây hại đến sức khỏe như hút thuốc, uống bia rượu. Bởi bạn sẽ giảm được nguy cơ biến chứng  từ bệnh đến 40%.

Việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường, nhất là triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị giúp ích trong việc phát hiện sớm bệnh để có phương án điều trị tốt nhất. Nếu như bạn không nhớ lần cuối cùng kiểm tra đường huyết trong máu là khi nào, thì đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ rồi đó.

(1) Tham khảo thêm tại: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444

(2) Tham khảo thêm tại: https://www.medicalnewstoday.com/articles/323627

(3) Tham khảo thêm tại: https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes

(4) Tham khảo thêm tại: https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/diabetes-symptoms

sonadia-ho-tro-tieu-duong
SONA DIA giải pháp hỗ trợ điều trị cho những người bị tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.