Trẻ ho sổ mũi có nên tắm không?

Tắm là việc nên thực hiện mỗi ngày nhằm loại bỏ các chất cặn bã bài tiết qua da cũng như các mầm bệnh bám trên da nhằm ngăn chúng phát triển và tấn công cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ băn khoăn trẻ ho sổ mũi có nên tắm không vì lo sợ tình trạng bệnh sẽ nặng thêm. Bài viết này sẽ hóa giải những lo lắng băn khoăn này giúp bố mẹ yên tâm khi chăm sóc bé.

Trẻ ho sổ mũi có nên tắm không?

Ho, sổ mũi là những triệu chứng của các bệnh đường hô hấp mà bé hay mắc phải. Nhiều bố mẹ thường kiêng tắm khi bé bị mắc những triệu chứng này vì lo lắng tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nên thường xuyên tắm cho bé kể cả khi bị ho, sổ mũi nhưng cần phải thực hiện đúng cách để không làm bệnh nặng thêm mà còn giúp bệnh nhanh khỏi.

Việc tắm rửa hàng ngày sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, giúp cơ thể luôn sạch sẽ, khô thoáng, các vi khuẩn không có môi trường thuận lợi để phát triển và tấn công cơ thể. Đặc biệt là khi bé bị ho, sổ mũi còn hay kèm theo sốt và ra nhiều mồ hôi.

tre-ho-so-mui-co-nen-tam-khong
Nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho bé

Việc kiêng tắm khi đang bị ho, sổ mũi là một quan niệm không đúng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các bụi bẩn, mồ hôi vẫn bám đọng trên da bé tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn phát triển, hoạt động mạnh gây ra các triệu chứng ngứa, nổi mẩn, có thể gây tổn thương da.

Do dó, bố mẹ cũng không nên kiêng tắm cho trẻ mà phải thường xuyên vệ sinh đúng cách để cơ thể bé luôn sạch sẽ. Cơ thể sạch sẽ, mát mẻ, thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn và nhanh khỏi bệnh hơn.

Cách tắm đúng cho trẻ ho, sổ mũi

Như đã nói ở trên, khi bé bị ho, sổ mũi vẫn nên tắm, chỉ cần thực hiện đúng cách là được. Việc vệ sinh sạch sẽ giảm tình trang bị ngứa, bức bối khó chịu do cặn bẩn bám trên da giúp tạo sự thoải mái, dễ chịu, ngủ ngon hơn và nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là cách tắm đúng an toàn để cha mẹ tham khảo.

Chuẩn bị đủ đồ dùng cần thiết và nước ấm

Nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như khăn lau, sữa tắm, quần áo để tránh đang tắm dở thì phải ngừng lại để tìm kiếm các đồ làm trẻ bị dầm nước quá lâu dễ bị nhiễm lạnh.

Nên chuẩn bị đủ nước ấm, đảm bảo nước không bị lạnh, nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 35 độ C. Nếu là mùa lạnh và có điều kiện thì nên bật trước đèn sưởi để giúp trẻ không bị sốc nhiệt.

Không nên tắm quá lâu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết và đủ nước ấm cha mẹ nên đưa bé vào phòng tắm, đóng kín cửa rồi mới cởi đồ, sau đó bắt đầu tiếp xúc nước một cách từ từ, bắt đầu rửa chân tay, mặt rồi mới tắm cả người, hoặc dầm mình trong bồn nước.

Sử dụng dầu gội và xà phòng để loại bỏ hết cặn bẩn trên da. Tiến hành kỳ cọ khắp cơ thể và dội sạch xà phòng. Nên tiến hành nhanh khoảng 5-7 phút, tránh kéo dài, dầm nước lâu dễ bị nhiễm lạnh và lâu hết ốm.

Lau khô và mặc kín áo quần ngay sau khi tắm xong

Cha mẹ nên nhanh chóng lấy khăn choàng kín người và tiến hành lau khô đầu trước sau đó lau khô người và mặc ngay quần áo vào. Nên sử dụng khăn lau có khả năng thấm nước tốt để lau khô nước dễ dàng.

tre-so-mui-ho-co-duoc-tam
Nên lau khô ngay sau khi tắm

Một số lưu ý khi tắm cho trẻ ho, sổ mũi

Khi đang bị ho, sổ mũi nên cơ thể yếu hơn bình thường và dễ bị cảm lạnh. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Không nên tắm vào lúc sáng sớm, chiều muộn, và buổi tối do những khoảng thời gian này nhiệt độ lạnh hơn trong ngày nên dễ gây cảm lạnh hơn. Thời điểm thích hợp là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Nên tắm cho bé ở trong phòng kín, không có gió lùa nhất là vào mùa lạnh.
  • Không nên tắm ngay sau khi mới ăn xong sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Không nên tắm khi đang bị sốt chưa hạ hoặc ngay sau khi mới ngủ dậy vì có thể làm giảm thân nhiệt đột ngột không tốt.

Trên đây là những giải đáp cho băn khoăn trẻ ho sổ mũi có nên tắm không của các bố mẹ. Việc vệ sinh sạch sẽ luôn cần thiết, nếu làm đúng cách, sẽ không làm bệnh nặng hơn mà ngược lại còn giúp bệnh mau khỏi bệnh hơn. Hy vọng các bố mẹ đã biết cách và yên tâm tắm cho bé kể cả khi đang bị ho và sổ mũi.

Nguồn: Sonapharm.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.