Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Một chế độ ăn hợp lý cho người bệnh tiểu đường là vô cùng trọng nếu muốn kiểm soát bệnh tốt và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, để biết bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là thì không phải ai cũng rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn ra những thực phẩm có lợi và có hại cho bệnh tiểu đường dựa trên các nhóm chất cần thiết.

Những dưỡng chất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường

Carbohydrate, chất đạm và chất béo là 3 dưỡng chất cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong đó, carbohydrate có thể chuyển hóa thành đường glucose và được hấp thụ vào trong máu, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết của cơ thể.

Nhóm dinh dưỡng giàu carbohydrate gồm: tinh bột, đường và chất xơ. Tuy nhiên chất xơ không được chuyển hóa thành glucose mà được cơ thể hấp thu giống một số loại carbohydrate tốt khác, không làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh. Còn đối với tinh bột và đường, nếu tiêu thụ quá mức cần thiết thì sẽ khiến đường huyết tăng cao ở mức nguy hiểm.

Theo thời gian, lượng đường huyết cao có thể làm hỏng các dây thầy kinh và mạch máu của cơ thể, tạo tiền đề gây ra bệnh tim, bệnh thận và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Duy trì lượng carbohydrate thấp cùng với chất béo và chất đạm ở mức vừa đủ sẽ giúp điều chỉnh đường huyết về mức ổn định và giảm đáng kể nguy cơ biến chứng tiểu đường. 

Do đó, nếu bạn muốn biết tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì thì nên dựa theo 3 nhóm chất trên và tham khảo những thực phẩm dưới đây. 

nguoi-tieu-duong-kieng-gi
Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến lượng carbohydrate nạp vào cơ thể hàng ngày. Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 200 carbohydrate mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

– Thịt cá: bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm,…là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA tuyệt vời, giúp giảm viêm và các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, chúng là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, rất quan trọng để điều chỉnh lượng đường trong máu.

– Rau xanh: gồm rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh, rau ngót, mồng tơi,… Những loại rau này thuộc nhóm carbohydrate tốt rất bổ dưỡng lại ít calo, cũng như giàu chất oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và mắt của bệnh nhân tiểu đường.

– Trái cây: trong trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng hãy hạn chế ăn các loại trái cây chín vì chúng chứa nhiều đường như: hồng chín, chuối chín, xoài chín, sầu riêng,…

– Tinh bột: các loại đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai, sắn hay rau củ khi được hấp, luộc, nướng đều cung cấp nhiều tinh bột. Nhưng nếu ăn các thực phẩm này thì người bệnh tiểu đường cần cắt giảm cơm.

– Hạt lanh, hạt chia: giúp giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.

– Tỏi: mặc dù có kích thước nhỏ nhưng thực phẩm này lại rất bổ dưỡng và chứa lượng calo thấp. Một số dưỡng chất tốt có trong tỏi bao gồm: mangan, vitamin B6, vitamin C, selen, chất xơ. Ngoài ra, tỏi còn giúp giảm lượng đường trong máu, kháng viêm, giảm cholesterol và hạ huyết áp ở những người bệnh tiểu đường.

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng ăn những thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu như các thực phẩm kể trên sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng. Quan trọng hơn hết vẫn là ăn uống cân bằng các nhóm chất và hạn chế những thức ăn mà người bệnh tiểu đường nên kiêng.

Vậy bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào cho người tiểu đường, nhưng sẽ có những thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường cần tránh để duy trì đường huyết ổn định và tránh biến chứng xấu, như một số thực phẩm dưới đây:

– Đồ uống có đường: nước ngọt hay nước ngọt có ga dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, hàm lượng fructose có trong nước ngọt cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

– Chất béo chuyển hóa: hay còn gọi là acid béo xấu được tạo ra từ phương pháp hydro hóa dầu ăn nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn thực khách hơn. Chúng thường có trong các món ăn nhanh được chế biến sẵn như: khoai lang chiên, khoai tây chiên, gà rán, hamburger, bim bim,… Chất béo chuyển hóa là một phần nguyên nhân dẫn đến chứng kháng viêm, kháng insulin, tăng mỡ bụng và bệnh tim.

– Bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống: những thực phẩm này có nhiều tinh bột nhưng ít chất xơ. Ăn nhiều chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

– Hoa quả sấy: hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng tuyệt vời, trong đó có vitamin C và kali là quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, với hoa quả sấy khô lại chứa nhiều đường hơn và chứa nhiều carbohydrate gấp 4 lần so với trái cây tươi. Vậy nên hãy chọn các loại trái cây tươi và tránh trái cây chín ngọt để hạn chế đường nạp vào cơ thể. 

– Thức ăn đóng gói sẵn: đồ ăn được đóng gói thường là thực phẩm chế biến sẵn làm từ bột tinh chế, có thể làm tăng lượng đường huyết lên mức đáng kể.

benh-tieu-duong-kieng-gi
Khoai tây chiên, hamburger đều là những thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa mà người bệnh tiểu đường nên kiêng kỵ.

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường

Ngoài chú ý đến việc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì thì người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng để không làm tăng lượng đường huyết và tránh xảy ra biến chứng:

  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày (khoảng 5-6 bữa) để tránh tình trạng ăn no, khiến đường huyết tăng không kiểm soát.
  • Ăn đúng giờ để dạ dày luôn cảm thấy đủ và không bị đói, tránh dẫn đến tình trạng ăn nhiều trong một bữa.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong, không nằm xuống hay ngồi yên một chỗ.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất một tiếng để tránh tích mỡ cho cơ thể.

Trên đây là một số lời khuyên về việc bệnh tiểu đường cần kiêng những gì và ăn những gì để giúp bệnh nhân tiểu đường luôn duy trì sức khỏe ổn định. Mọi lo lắng, thắc mắc bạn hãy để lại ở phần bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình. Chúc bạn khỏe mạnh!

Theo: M. Regina Castro, M.D.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.