Biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến ở nước ta và trên Thế giới. Tại Việt Nam, có gần 3,6 triệu người mắc bệnh tiểu đường (chiếm hơn 5.5% dân số). Thế nhưng biến chứng tiểu đường tác động như thế nào đến sức khỏe của người bị bệnh và đến người thân của họ thì không phải ai cũng biết.

Bệnh tiểu đường là gì?

Nếu bạn bị tiểu đường, đường huyết, hoặc lượng đường trong máu ở mức quá cao thì tức là lượng đường (glucose) đó đến từ những thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày. Có một loại hormone gọi là insulin giúp vận chuyển glucose đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Với bệnh tiểu đường loại 1, tức là cơ thể không tạo ra insulin. Còn với bệnh tiểu đường loại 2 là cơ thể có tạo ra insulin nhưng không đủ, khiến glucose không thể đi vào các thể bào mà ở lại trong máu.

tieu-duong-bien-chung
Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu vượt quá mức độ cho phép

Mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nồng độ đường huyết cao liên tục có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim và mạch máu, mắt, thận, thần kinh, răng. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Ở những nước đã và đang phát triển, biến chứng của bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chân.

bien-chung-tieu-duong
Hình ảnh biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới các cơ quan khác

Việc duy trì mức đường huyết, huyết áp và cholesterol ở mức gần hoặc bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường cần phải theo dõi thường xuyên.

 Các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra

  1. Bệnh tim mạch

Đây là biến chứng bệnh tiểu đường gây nguy hiểm số 1. Ngay khi huyết áp, cholesterol và đường huyết tăng lên trên mức bình thường, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tim và mạch máu của người bệnh. Nguy cơ biến chứng tim mạch tăng cao và trong trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường.

bien-chung-tieu-duong-1
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… cao hơn so với bình thường
  1. Bệnh thận (bệnh thận đái tháo đường)

Tiểu đường biến chứng này xảy ra bởi tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc hỏng thận. Bệnh thận phổ biến nhiều hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường so với những người không bị bệnh tiểu đường. Việc duy trì mức đường huyết và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường hay chính là nguy cơ mắc bệnh thận.

  1. Bệnh thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường)

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh trên toàn cơ thể khi đường huyết và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong số các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là tứ chi, đặc biệt là biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh ở những khu vực này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, và có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc mất cảm giác. Mất cảm giác đặc biệt quan trọng vì nó có thể khiến các chấn thương không được chú ý đến, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi do biến chứng tiểu đường ở chân. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chân có thể cao gấp 25 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. 

bien-chung-tieu-duong-o-chan
Lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là ở chân.

Tuy nhiên, nếu kiểm soát bệnh hiệu quả bằng thuốc chống biến chứng tiểu đường cùng với chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được bệnh tiểu đường biến chứng này. Tốt nhất, nếu bạn hoặc người thân đang mắc bệnh tiểu đường, hãy chú ý đến cảm giác của bàn chân để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

  1. Bệnh về mắt (bệnh võng mạc tiểu đường)

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ mắc phải một số dạng bệnh về mắt (bệnh võng mạc) gây giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức đường huyết cao liên tục, cùng với huyết áp cao và cholesterol cao, là nguyên nhân chính của bệnh võng mạc – một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Thế nhưng, bệnh có thể được ngăn chặn bằng việc kiểm tra mắt thường xuyên, đồng thời giữ mức glucose và lipid ở mức gần hoặc bình thường.  

  1. Biến chứng khi mang thai

Phụ nữ mắc bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào trong thai kỳ đều có nguy cơ bị biến chứng nếu không theo dõi và kiểm soát tình trạng cẩn thận. Để ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra với thai nhi, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc tiểu đường loại 2 nên đạt được mức glucose mục tiêu trước khi mang thai. Tất cả phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nên cố gắng đạt mức đường huyết mục tiêu an toàn để giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường. 

Đường huyết cao khi mang thai có thể dẫn đến việc thai nhi tăng cân. Điều này có thể gây khó khăn trong việc sinh nở, gây chấn thương cho bé và mẹ, đồng thời làm giảm đường huyết đột ngột ở trẻ sau khi sinh. Trẻ tiếp xúc lâu với đường huyết cao trong bụng mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.

  1. Biến chứng miệng

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ viêm nướu nếu đường huyết không được kiểm soát đúng cách. Viêm nướu là nguyên nhân chính gây tụt chân răng hay còn gây mất răng vĩnh viễn và có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra răng miệng thường xuyên để xử lý kịp thời mọi biến chứng răng miệng. Nếu bạn bị chảy máu khi đánh răng hay bị sưng nướu khi đang mắc bệnh tiểu đường thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiểu đường. Hãy đến bệnh viện để được thăm khám. 

bien-chung-tieu-duong-o-mieng
Biến chứng miệng của bệnh tiểu đường có thể gây tụt chân răng hay còn gây mất răng vĩnh viễn.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường còn tùy thuộc vào loại biến chứng mà bạn mắc phải.

  • Đối với biến chứng cấp tính: Các biến chứng thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể gây hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Đối với biến chứng mạn tính: Các biến chứng thường xuất hiện từ 10-20 năm sau khi đường huyết tăng rõ rệt. Nhưng cũng có một vài trường hợp thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm hơn.

Bạn đang lo lắng về những biến chứng tiểu đường có thể xảy ra? Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Hãy kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh của bác sĩ. Điều này sẽ có hiệu quả rất lớn đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.