Cách dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Lá dứa hay còn còn là lá nếp vì có mùi thơm như gạo nếp, thường được sử dụng để nấu chè, nấu xôi hay khử mùi trên xe ô tô. Ngoài ra, lá dứa còn có một công dụng đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường. Vậy lá dứa chữa bệnh tiểu đường như thế nào thì hiệu quả? Cùng tham khảo trong bài biết dưới đây.

Tác dụng của lá dứa chữa bệnh tiểu đường

Theo kinh nghiệm chữa bệnh của các danh y ngày xưa, lá dứa có công dụng chữa trị một số căn bệnh như: bệnh hô hấp (ho, viêm thanh quản), đau nhức xương khớp, bệnh thận, bệnh gout, xuất huyết dạ dày, kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường.

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá dứa có chứa nhiều chất diệp lục, các axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, glycosides, alkaloid, bromelin. Các chất này giúp ngăn chặn sự phá hủy thành mạch máu của các gốc tự do.

la-dua-chua-tieu-duong
Khoa học đã chứng minh, lá dứa có nhiều dưỡng chất giúp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Thông thường, lá dứa vẫn được nhiều người biết đến khi dùng trong việc chế biến các món ăn để làm tăng mùi hương hoặc màu sắc. Vì lá dứa không chỉ có mùi thơm như gạo nếp mà còn có màu xanh mát mắt như hạt cốm, được hầu hết mọi người yêu thích mà không ra sự gây độc hại nào.

Hiện nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường là phương pháp hữu hiệu đem lại chuyển biến tích cực trong việc ổn định đường huyết. Vậy chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa như thế nào để đem lại hiệu quả cao mà vẫn dễ thực hiện?

Cách dùng lá dứa chữa tiểu đường tại nhà

Cách 1:

  • Chọn 10 lá dứa tươi rửa sạch và cắt thành khúc khoảng 5-7cm
  • Đem lá phơi cho ráo nước và khô (để trong bóng râm) nhưng vẫn phải giữ được màu xanh của lá
  • Cho lá vào nồi đun với khoảng 2 lít rưỡi nước, đun cạn cho đến khi còn khoảng 2 lít nước thì tắt bếp.
  • Chia đều ngày 3 lần và uống trước mỗi bữa 20-30 phút
  • Sau 2-3 tuần kiên trì sử dụng sẽ thấy đường huyết về mức ổn định

Cách 2:

  • Chọn 5-6 lá dứa rửa sạch và phơi khô cho ráo nước
  • Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5cm rồi cho vào ấm trà hãm lấy nước uống trong ngày
la-dua-chua-benh-tieu-duong
Cắt lá dứa thành khúc và hãm lấy nước uống được nhiều người lựa chọn và sử dụng

Cách 3:

  • Chọn 10 lá dứa, rửa sạch nhưng không cắt khúc
  • Cuộn tròn lá lại và cho vào nồi, đổ nước, đun sôi đến khi nước chuyển màu vàng như trà là được. Uống nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường

  • Không nên dùng lá dứa trị tiểu đường để thay thế hoàn toàn đơn thuốc Tây y. Bởi chỉ dùng biện pháp dân gian không giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
  • Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, dưỡng chất có trong lá dứa rất tốt cho việc ổn định đường huyết của bệnh nhân tiểu đường nên người bệnh nên sử dụng lá dứa thường xuyên và lâu dài.
  • Ngoài sử dụng biện pháp dân gian và thuốc Tây người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ ngủ nghỉ và thể dục thể thao khoa học. Có như vậy mới giúp kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh.
  • Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để dùng thêm một số thực phẩm chức năng nhằm giúp bệnh tiến triển tốt hơn.

7 lời khuyên giúp người bệnh tiểu đường ăn uống lành mạnh hơn

Như đã nói ở trên, ngoài việc sử dụng lá dứa chữa bệnh tiểu đường thì người bệnh cần hết sức chú ý đế chế độ ăn uống lành mạnh của mình. Và dưới đây là 7 lời khuyên mà bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ nếu muốn có một chế độ ăn uống kiếm soát tốt lượng đường huyết.

  1. Chọn thực phẩm giàu carbohdrate lành mành

Tất cả các thực phẩm chứa carbohydrate đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Vì thế, điều quan trọng là người bệnh tiểu đường cần biết lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh, tránh carbohydate xấu. 

Một số loại thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Trái cây 
  • Rau xanh
  • Các loại đậu
  • Sữa tách béo và sữa chua không đường
  1. Ăn ít muối

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ huyết áp cao, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi mắc bệnh tiểu đường mà ăn nhiều muối thì người bệnh càng có nguy cơ gặp phải tình trạng này hơn.

  1. Ăn ít thịt đỏ và thịt đã qua chế biến

Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có chứa lượng lớn carbohydrate xấu. Hãy thay thế thịt đỏ bằng một số loại thực phẩm sau:

  • Các loại đậu
  • Trứng
  • Ức gà (bỏ da)
  • Các loại hạt không ướp muối (hạt bí, hạt điều, hạt dưa, hạt macca, hạt dẻ,…)
  1. Ăn nhiều trái cây và rau

Ăn nhiều trái cây và rau giúp cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ mà cơ thể cần có để khỏe mạnh mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên tránh ăn những trái cây chín có vị ngọt vì trong đó chứa lượng lớn đường, gây ảnh hưởng xấu đến đường glucose trong máu. Ví dụ như: xoài chín, hồng chín, dưa hấu,…

  1. Chọn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Chúng ta cần chất béo trong chế độ ăn uống của mình vì nó giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng với người bệnh tiểu đường thì cần sử dụng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh thay vì thực phẩm chứa chất béo xấu. Một số gợi ý như:

  • Các loại hạt không ướp muối
  • Quả bơ
  • Cá béo
  • Dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương
  1. Cắt giảm đường

Đây có luôn là lời khuyên hàng đầu của của các bác sĩ và chuyên gia dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo ngọt, hoa quả chín, nước ngọt,…

  1. Uống rượu hợp lý

Rượu có chứa nhiều calo, vì thể nếu người bệnh tiểu đường đang cần giảm cân thì hãy cắt giảm rượu xuống mức thấp nhất có thể.

Nếu người bệnh đang dùng thuốc insulin hoặc các loại thuốc Tây khác để trị bệnh tiểu đường thì cũng không nên uống rượu.

Trên đây là cách dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà và một số lời khuyên giúp bệnh nhân tiểu đường có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Nếu có những thắc mắc xoay quanh bệnh lý tiểu đường, đừng lo lắng hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết, chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.