Bệnh tiểu đường thường gặp ở độ tuổi nào

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường huyết trong máu tăng cao so với mức bình thường, kể cả khi đang đói hay sau ăn. Nguyên nhân khiến chỉ số đường máu tăng đột ngột là rối loạn chuyển hóa in-su-lin.

Mặc dù tiểu đường không có khả năng bệnh, thế nhưng số người mắc đái tháo đường vẫn đang ngày một gia tăng. Vậy cụ thể bệnh tiểu đường thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh tiểu đường ở độ tuổi nào?

Việc phân loại tiểu đường gần như tương ứng với mỗi độ tuổi khởi phát bệnh.

Tiểu đường type 1: Đối tượng dễ mắc phải là trẻ em, người trẻ tuổi. Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột. Bệnh tiểu đường type 1 thường do tự mắc phải (bẩm sinh, nhiễm siêu vi hay bệnh tự miễn.

Tiểu đường type 2: Những người trung niên dễ gặp phải hơn, độ tuổi mắc bệnh là từ 40 tuổi, phổ biến hơn ở người từ 45 đến 65 tuổi. Dấu hiệu nhận biết bệnh thường không rõ ràng, âm thầm. Chúng ta chủ yếu tìm ra bệnh qua thăm khám, làm xét nghiệm máu định kỳ. Người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường do béo phì, thừa cân, ít vận động, hay căng thẳng, thậm chí cũng là do di truyền.

Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh khởi phát trong khi quá trình mang thai và thường do di truyền là chủ yếu.

benh-tieu-duong-o-nguoi-tre-tuoi
Tiểu đường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi  ( MODY )

Người trẻ tuổi có bị tiểu đường không? Tiểu đường ở người trẻ tuổi (viết tắt là MODY) là loại tiểu đường hiếm gặp, do sự di truyền từ bố mẹ, ông bà. Nghĩa là người trẻ tuổi có thể bị tiểu đường khi người nhà cũng mắc bệnh tương tự.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc tiểu đường là 50% nếu có bố mẹ mắc. Nhiều trường hợp tình trạng di truyền sẽ kéo dài hơn cả một thế hệ, xuất hiện từ thời ông bà, cha mẹ và đến con cái.

MODY không giống với tiểu đường type 2 ở người trẻ, bệnh không liên quan đến béo phì hay tăng huyết áp. Bởi những người trẻ mắc MODY vẫn có cân nặng bình thường.

Nguyên nhân cụ thể của bệnh được xác  định là do thay đổi nhiễm sắc thể. Tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.  Biểu hiện của bệnh tiểu đường người trẻ MODY khá  giống với tiểu đường type 2.

Những triệu chứng cho thấy bệnh tiểu đường người trẻ

– Đi tiểu nhiều, thường xuyên cảm thấy khát nước: Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tách nước trong tế nào để chuyển vào máu làm loãng đường. Từ đó, cảm giác khát nước sẽ diễn ra không ngừng nghỉ. Khi khát nước, bạn uống nhiều và dẫn đến đi tiểu nhiều. Nếu đi tiểu quá 7 lần/ngày thì hãy thật chú ý bạn nhé.

– Giảm cân bất thường: Việc “tích trữ” nhiều đường trong máu khiến người bệnh giảm từ 5 đến 10kg/ 2-3 tháng. Lý do là vì glucose không đi vào được tế bào, cơ thể lúc này sẽ tự động phân hủy lipid, protein để tạo ra năng lượng thay thế.

– Cảm thấy đói quá mức: Khi insulin không đủ hay không đáp ứng được thì glucose sẽ không thể chuyển hóa thành năng lượng. Khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái đói bụng dù đã uống đầy đủ.

– Mệt mỏi, khó chịu: Chỉ số đường huyết tăng lên, khiến cho người bệnh thấy mệt mỏi và dễ cáu gắt  với mọi thứ xung quanh.

– Hay bị ngứa, tê chân tay: Dây thần kinh ngoại biên sẽ bị ảnh hưởng đến đường máu cao. Từ đó, khiến cho chân tay bị tê ngứa.

– Giảm thị lực: Glucose trong máu dư thừa sản sinh ra sorbitol làm cản trở tầm nhìn, và thế là thị lực của bạn giảm đáng kể.

benh-tieu-duong-o-nguoi-tre
Người mắc bệnh tiểu đường hay mệt mỏi

Mặc dù MODY có tiên lượng bệnh nhẹ, người bệnh không cần phải dùng đến thuốc điều trị nào. Nhưng nhìn chung vẫn nên giữ lượng đường huyết luôn ổn định là điều cần thiết để tránh biến chứng về lâu dài.

Phòng tránh bệnh tiểu đường ở người trẻ

Bệnh tiểu đường dễ gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Phòng tránh bệnh là điều cần thiết, hãy:

  • Cố gắng luyện tập thể dục thể thao nhiều hơn: Yoga, ngồi thiền, đạp xe, đi bộ, tập aerobic…Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng của in-su-lin trong cơ thể.
  • Có một chế độ ăn uống đầy đủ: Ăn nhiều rau xanh, chất đạm, hoa quả…Hạn chế ăn đường, thực phẩm chứa glucid. Theo dõi chỉ số cân nặng hằng ngày. Nên uống nước lọc, tránh uống nước ngọt cũng như các loại nước uống đóng hộp.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc. Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ: Bệnh đái tháo đường người trẻ khó nhận biết, đi khám chính là cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh đã khiến cho bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa. Bệnh gây nguy hiểm chỉ sau tim mạch và ung thư. 

(1) Xem thêm tại: https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes-age-of-onset

(2) Tìm hiểu thêm tại: https://www.medicalnewstoday.com/articles/284974#diabetes-in-children

sonadia-ho-tro-tieu-duong
SONA DIA giải pháp hỗ trợ điều trị cho những người bị tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.