Với bệnh nhân tiểu đường, việc theo dõi lượng đường trong máu hằng ngày là rất quan trọng. Thông qua máy thử tiểu đường tại nhà thì bạn hoàn toàn chủ động được với sức khỏe của mình. Hãy cùng xem nội dung dưới đây sẽ mang đến cho bạn thông tin bổ ích gì nhé!
Máy đo tiểu đường tại nhà loại nào tốt
Máy thử tiểu đường Accu-Chek Performa
Accu-Chek Performa có bút lấy máu linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh độ nông sâu nên không gây đau. Que thử tiểu đường dùng công nghệ dehydrogenase chống oxy hóa có thể sử dụng đến khi hết hạn mà không hỏng. Đặc biệt, sản phẩm không cần cài code, khi dùng thì máy tự động nhận mã và bạn chỉ cần làm 1 lần đầu tiên.
Máy đo tiểu đường Accu-Chek Performa cho kết quả chỉ sau 5s, bộ nhớ lưu trữ đến 250 lần đo nên bạn dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết của mình.
Máy đo tiểu đường omron
Nổi bật trong các dòng máy test tiểu đường omron là mã Hgm-112. Sản phẩm có que thử tự động, bạn sẽ không cần nhập mã khi đo. Máy tích hợp chức năng cảnh báo người dùng sau khi có kết quả, như chỉ số đường huyết thấp, chỉ số đường huyết cao.

Khi que thử bị lỗi như hết hạn sử dụng, đầu hỏng, lộn ngược…thì Máy đo tiểu đường omron Hgm-112 cũng làm tốt nhiệm vụ cảnh báo.
Máy đo đường huyết OneTouch Ultra 2
Thiết kế máy thử đường huyết tại nhà OneTouch Ultra 2 thiết kế gọn nhẹ, chất liệu cao cấp mang đến độ bền tối ưu. Máy cho kết quả chính xác đến 99% theo tiêu chuẩn CE. Que thử đường huyết OneTouch Ultra 2 thiết kế 2 điện cực thông minh, và máy chỉ báo kết quả khi dòng điện 2 cực này tương đương hoặc chênh nhau nhỏ hơn 10%.
Bộ máy máy lên tới 500 kết quả, tính được giá trị trung bình 7 ngày, 14 ngày.
Giá máy đo tiểu đường
Máy đo tiểu đường giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào thương hiệu, dòng máy cụ thể và những tính năng của nó. Mức giá dao động trong khoảng 500 nghìn – 3 triệu đồng, tuy nhiên phổ biến vẫn là dòng máy ~1,5 triệu đồng.
Có thể nói, với sản phẩm chuyên dùng để đo tiểu đường tại nhà tích hợp những tính năng ưu việt thì đó là mức giá hợp lý, phù hợp với điều kiện của nhiều bệnh nhân.
Để mua được sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng thì bạn hãy tìm đến địa chỉ phân phối uy tín nhé.
Cách sử dụng máy đo tiểu đường
Đối tượng cần thử tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường type 1: Đo ít nhất 3 lần/ngày
Bệnh nhân tiểu đường type 2: Đo trước khi ăn, 1-2 giờ sau ăn (sáng, trưa, tối), trước khi đi ngủ; 2 – 3h sáng khi nghi ngờ hạ đường huyết.
Những tình huống cần test tiểu đường khác:
– Khi cảm thấy đường huyết lên cao/xuống thấp
– Khi thay đổi tập luyện, thực đơn ăn uống
– Khi đang trong giai đoạn thai kỳ
– Khi đang dùng thuốc trị bệnh
Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà
Trước tiên, bạn cần nắm rõ việc đo đường huyết vào thời gian nào, tần suất ra sao sẽ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng cần có máy test tiểu đường cá nhân để đảm bảo tự theo dõi tại nhà.

Đo theo trình tự sau:
- Rửa tay sạch bằng nước ấm và lau khô
- Lắp kim thử tiểu đường lấy máu vào ống hút, điều chỉnh độ sâu phù hợp với da bạn.
- Lắp que thử đường huyết vào máy đó. Mã của que đảm bảo khớp với mã hiện trên máy.
- Xoa nhẹ nhàng đầu ngón tay cho máu lưu thông xuống
- Tiến hành chích máu ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay.
- Nhỏ máu lên phần que thử, đồng thời dùng khăn sạch lau nhẹ vào ngón tay giúp cầm máu
- Đợi kết quả thử, cuối cùng vệ sinh máy theo hướng dẫn
Trước khi ăn | Sau khi ăn từ 1-2h | |
Người lớn (không tính người mang bầu) | Từ 4,4 đến 7,2 mmol/lít (khoảng 80 đến 130 mg/dL | Nhỏ hơn 10 mmol/ lít (nhỏ hơn 180 mg/dL |
Phụ nữ trong thai kỳ | Nhỏ hơn hoặc bằng 5,3 mmol/lít trước khi ăn sáng (nhỏ hơn hoặc bằng 95 mg/dL | Sau khi ăn 1h: nhỏ hơn hoặc bằng 7,8 mmol/lít (nhỏ hơn hoặc bằng 140 mg/dL) Sau khi ăn 2h: Nhỏ hơn hoặc bằng 6,7 mmol/lít (nhỏ hơn hoặc bằng 120 mg/dL. |
Trên đây là bảng chỉ số đường huyết người bình thường, khi đo bạn nhận được kết quả khác thì đường huyết của bạn đang gặp vấn đề. Hãy đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.
Một số lưu ý khi thử tiểu đường tại nhà
– Bạn hãy ghi thật cẩn thận những thông tin đo đường huyết về thời gian, kết quả…để có cơ sở theo dõi, đánh giá quá trình điều trị bệnh.
– Không nhất thiết phải đo liên tục trong ngày, nhưng cố gắng đo theo định kỳ tiêu chuẩn nhé.
– Đo luân phiên ở các đầu ngón tay, tránh chỉ đo duy nhất 1 ngón có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Khi cảm thấy đau nhức trong lúc lấy máu thì cần dừng lại hỏi ý kiến bác sĩ.
– Đối với các que thử, kim lấy máu thì tuyệt đối không tái sử dụng tránh nguy cơ nhiễm trùng, làm sai lệch kết quả.
– Một số trường hợp, máy đo tiểu đường sẽ cho kết quả không chính xác, hãy lưu ý bạn nhé.