Trẻ 3 tháng tuổi bị ho khò khè rất phổ biến, nhất là trong điều kiện thời tiết hanh khô, thiếu ẩm như hiện nay. Ngoài ra, sức đề kháng của bé còn yếu ớt, chưa hoàn thiện nên cũng dễ bị đe dọa bởi tác động của vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Nội dung dưới đây giúp bố mẹ nhận biết trẻ thở khò khè và cách chăm sóc cho con hiệu quả nhất.
Nhận biết trẻ 3 tháng tuổi bị ho khò khè
Trẻ thường mắc 2 loại ho dưới đây:
- Ho khan: Nguyên nhân do trẻ bị cảm lạnh/dị ứng, khí quản bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết và viêm thanh quản. Thỉnh thoảng, trẻ sẽ có thêm triệu chứng thở khò khè.
- Ho có đờm: Đường hô hấp của trẻ bị nhiễm khuẩn, hình thành chất nhầy và đờm.
Trẻ 3 tháng tuổi chủ yếu hô hấp bằng mũi, lỗ mũi của em bé nhỏ nên dễ bị nghẹt mũi, ho dẫn đến khụt khịt. Tiếng này thường được nghe khi trẻ thở ra, có âm sắc như tiếng ngáy. Khi bé bị bệnh nặng hơn thì khò khè còn được nghe thấy khi hít vào.
Lúc này, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để lỗ mũi của bé thông thoáng hơn, sau đó nghe kỹ tiếng thở để xác định chính xác về tình trạng bệnh của con mình.
Biểu hiện thở khò khè thường đến từ những bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn…Với bé 3 tháng tuổi thở khò khè chủ yếu do viêm phế quản. Bên cạnh đó, trẻ ho kèm đờm, bỏ bú, quấy khóc.. thì rất có thể là bệnh viêm phổi. Nếu như mẹ không nắm bắt kịp thời thì bệnh tiến triển vô cùng nhanh, ảnh hưởng xấu đến phổi của bé, thậm chí là tính mạng.
Một số trường hợp ít phổ biến hơn khi bé ho khò khè có thể là do có dị vật ở đường thở, phù phổi, lao, dị tật bẩm sinh.
Ho và thở khò khè thường không phải là hen suyễn
Ho và thở khò khè thường gặp khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh và nhiễm trùng ngực. Nó thường không có nghĩa là con bạn bị hen suyễn. Thông thường rất khó để biết liệu trẻ nhỏ có bị hen suyễn hay không, vì chúng có đường thở hẹp hơn và có xu hướng bị cảm lạnh nhiều.
Hầu hết các bác sĩ không chẩn đoán hen suyễn ở trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ sau 12 tháng tuổi, khi các cơ xung quanh đường thở trong phổi đã trưởng thành. Đôi khi, họ có thể kê đơn thuốc hen suyễn trước khi trẻ được 12 tháng tuổi, để xem liệu các triệu chứng có đáp ứng với phương pháp điều trị đó hay không.
Khắc phục tình trạng bé 3 tuổi bị ho thở khò khè
Khi bé thở khò khè cùng những triệu chứng như mệt mỏi, người tím tái, vật vã…thì mẹ không phải chần chừ gì nữa mà đưa bé đi viện ngay lập tức. Nếu như bé đã khò khè trong thời gian dài mà không khỏi thì cần đi khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như chụp CT lồng ngực, chụp X quang, nội soi hệ hô hấp.
Dưới đây, chúng tôi hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc em bé khi mới bị thở khò khè:
– Cho trẻ bú đủ: ngoài ra mẹ cho bé uống thêm nước để làm dịch đờm loãng ra, bé ho một cách dễ dàng hơn.
– Vỗ rung cho bé long đờm: Khi bé vừa thức dậy vào buổi sáng thì mẹ đặt bé nằm dốc xuống, nghiêng sang trái hoặc phải/cúi đầu về trước, mẹ khum long bàn tay vỗ giữa 2 bả vai nhịp nhàng trong khoảng 5 phút. Có thể bé sẽ ho nhiều hơn, nhưng khi nôn ra hết đờm thì tình trạng bệnh sẽ đỡ rất nhiều.
– Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý: Thực hiện đều đặn trong ngày, 4 tiếng/lần. Thêm vào đó là làm động tác hút mũi để mũi bé được thông thoáng nhất.
– Khi bé sốt cao thì mẹ liên tục chườm ấm cho bé. Thực hiện những biện pháp an toàn, nếu sử dụng thuốc thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
– Tránh hút thuốc gần trẻ nhỏ: hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp ở trẻ em.
– Giảm thiểu tình trạng ho bằng cách dùng máy phun sương tạo ẩm cho bé sơ sinh.
– Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Lưu ý: Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị cho bé bị cảm lạnh, cúm, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Thuốc ho ‘không kê đơn’ cần phải có lời khuyên cụ thể từ bác sĩ. Vì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé.
Lưu ý về nhiệt độ trong phòng và cơ thể bé
Không để gió/quạt trực tiếp thổi vào mặt, cổ bé. Đeo bao tay, rất chân khi trời lạnh, cố gắng duy trì nhiệt độ trong phòng là từ 19-27 độ C. Trước khi bế bé ra ngoài thì tắt điều hòa 10-15 phút để tránh sốc nhiệt.
Nếu bé không đỡ, sốt trên 38 độ thì đó là những dấu hiệu nguy hiểm. Hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ 3 tháng tuổi khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị khò khè ở cổ thực sự khó khăn. Bố mẹ cần quan sát thật tỉ mỉ những triệu chứng bệnh của con để xác định nguyên nhân. Tiếp đó là có những phương pháp trị ho khò khè nhanh chóng, hiệu quả.
(1) Tham khảo thêm tại: https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/coughing-and-wheezing-in-children