Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Dấu hiệu, cách điều trị

Viêm đường hô hấp ở trẻ em là một bệnh lý rất phổ biến. Nó có thể là chứng cảm lạnh thông thường hoặc cũng có thể dẫn đến bệnh viêm xoang, viêm tai giữa hay viêm họng liên cầu khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ nhận biết những dấu hiệu, cách điều trị và cách phòng tránh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là gì?

Viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ bao gồm viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em là bao gồm: thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Còn viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gồm: xoang bướm, xoang trán, khoang mũi, khoang mũi họng.

Khi trẻ em bị viêm đường hô hấp trên cũng thường là do cảm lạnh thông thường. Nó có thể ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, tai và xoang của trẻ. Hầu hết trẻ em bị cảm lạnh khoảng 5-8 lần mỗi năm, điều này là hoàn toàn bình thường. Và trẻ sẽ bị cảm lạnh thường xuyên hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, vì nếu để trẻ bị bị viêm đường hô hấp tái đi tái lại thì dễ dẫn đến: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.

viem-duong-ho-hap-tren-o-tre
Viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Nhưng hầu hết đều là cảm lạnh thông thường

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ

  1. Do virus

Như đã nói ở trên, đa phần viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do cảm lạnh. Mà cảm lạnh thông thường là do virus. Có nhiều loại virus cảm lạnh khác nhau và mỗi loại đều là bệnh truyền nhiễm. Virus có thể lây từ người sang người thông qua đường ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần. 

Virus cũng có thể bám lại trên các đồ vật như tay nắm cửa, giường, bàn, nôi, đồ chơi,… và các vật dụng khác của trẻ. Trẻ bị nhiễm virus khi đưa các vật mang virus vào miệng. Hay trẻ cũng có thể mắc bệnh khi chạm vào các vật mang virus rồi sau đó dụi mắt hoặc mũi. 

  1. Do vi khuẩn

Trong một số trường hợp khác, viêm đường hô hấp ở trẻ là do vi khuẩn. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra có thể kể đến như: viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A, phế cầu khuẩn, một số bệnh nấm,…Thế nhưng, trước khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn thì sẽ bị nhiễm virus. Khi nhiễm virus, sức đề kháng của trẻ yếu đi thì vi khuẩn mới dễ dàng phát triển và gây bệnh. 

Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Biểu hiện viêm đường hô hấp ở trẻ thường rất đa dạng. Nó có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc là cùng lúc, bao gồm:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Ho, hắt hơi
  • Đau họng hoặc khàn giọng
  • Mắt đỏ, chảy nước và đau
  • Mệt mỏi, quấy khóc
  • Ớn lạnh và sốt (thường kéo dài 1-3 ngày)
  • Nhức đầu, đau nhức cơ thể hoặc đau cơ
dau-hieu-viem-duong-ho-hap-tren-o-tre
Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ thường là: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt,…

Với viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, các triệu chứng sẽ xuất hiện dồn dập và sốt là biểu hiện chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử lý vì nếu điều trị kịp thời thì không có gì đáng lo.

Cách điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em không có biện pháp cụ thể nào vì hầu hết đều là cảm lạnh thông thường. Cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. Đặc biệt chú ý là không nên tự ý dùng khác sinh, vì nếu viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ là do virus thì uống kháng sinh không có tác dụng.

Một điều yên tâm là đa phần viêm đường hô hấp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ tự hết mà không cần dùng thuốc trong 1 đến 2 tuần. Các bác sĩ cũng khuyên cha mẹ là không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi vì dùng sai dễ gây ra tác dụng phụ. 

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về cách điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Với trẻ còn đang bú mẹ, mẹ nên tích cực cho bé bú để bé được hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ, đồng thời cũng là cách để cấp nước cho cơ thể của bé. Còn với bé đã ăn dặm thì nên chế biến thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt.
  • Nếu trẻ bị nghẹt mũi thì hãy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý bằng nước muối NaCl 0.9% và dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
viem-duong-ho-hap-tren-tre-so-sinh
Rửa mũi cho trẻ là một trong những cách chăm sóc cần thiết khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, chú ý giữ ấm cho cơ thể của trẻ, đặc biệt là phần cổ, bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Giữ vệ sinh nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh cho trẻ ở những nơi ẩm thấp, có khói bụi.
  • Nếu trẻ bị ho, có thể cho bé uống trà mật ong cùng với nước ấm và một ít nước cốt chanh. Tuy nhiên, mật ong chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi, còn trẻ dưới 1 tuổi nếu uống mật ong sẽ dễ gây ra ngộ độc.
  • Nếu trẻ bị sốt, hãy để trẻ nằm ở phòng thoáng mát, thường xuyên dùng khăn ấm lau ở các vùng nách, bẹn. Khi trẻ sốt trên 38 độ C, cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc hạ sốt.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức?

  • Trẻ sốt đến 40 độ C
  • Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường
  • Môi hoặc móng tay của trẻ chuyển màu thâm tái
  • Thở rút lõm lồng ngực
  • Trẻ ngừng đi tiểu hoặc đi tiểu ít hơn bình thường
  • Trẻ bị đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ
  • Trẻ bị đau ngực hoặc đau dạ dày
  • Trẻ quá yếu để ăn

Tóm lại, nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường và lo lắng cho tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ điều trị.

Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ

Dưới đây là một số cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ mà cha mẹ nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu, tránh để bé bị viêm hô hấp tái đi tái lại và gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Cách ly trẻ với những người xung quanh trong vòng 3-5 ngày đầu bị cảm lạnh. Vì khoảng thời gian này virus rất dễ lây lan.
  • Rửa tay trẻ thường xuyên. Với trẻ lớn, dạy trẻ che mũi và miệng khi hắt hơi, ho và xì mũi. Chỉ cho trẻ cách ho và hắt hơi vào khuỷu tay thay vì dùng tay.
  • Đừng để trẻ dùng chung đồ chơi, núm vú giả hoặc khăn với trẻ khác khi trẻ đó bị ốm.
  • Không để trẻ chia sẻ đồ ăn, dụng cụ ăn uống, cốc hoặc đồ uống với các trẻ khác khi trẻ đó bị ốm. 
  • Mặc ấm cho trẻ mỗi khi trở lạnh.
  • Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm không khí vừa phải.
viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-so-sinh
Hãy giữ cho trẻ luôn được ấm áp và thoải mái để tránh bị cảm lạnh

Trên đây là những kiến thức cơ bản về viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hi vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bé nhà mình. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.