Nguyên nhân và phòng tránh bệnh viêm họng

Viêm họng là căn bệnh nhiễm trùng gây đau họng. Bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu khi cổ họng bị đau rát, nhất là khi nuốt. Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng sẽ giúp phòng tránh một cách hiệu quả. Chi tiết mời bạn tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Virus và vi khuẩn là 2 nguyên nhân chính khiến bạn bị viêm họng. Chúng gây ra cảm lạnh, cúm và điều này ảnh hưởng đến cổ họng.

Những bệnh nhiễm virus gây đau họng có thể là: Cảm, đậu mùa, sởi, Mononucleosis, nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong khi đó, vi khuẩn gây viêm họng thường là streptococcus A, streptococcus pyogenes.

Một vài nguyên nhân khác khiến bạn bị viêm họng đó là:

  • Dị ứng với nấm, phấn hoa, gia vị
  • Không khí trong phòng ngột ngạt khiến cổ họng khó chịu, ngứa.
  • Ô nhiễm không khí cũng gây kích ứng họng.
  • Việc hút thuốc, uống rượu khiến cổ họng của bạn tồi tệ hơn.
  • Cơ cổ họng căng lên do nói chuyện nhiều, la hét ầm ĩ
  • Bệnh trào ngược dạ dày gây khó chịu trong họng.
  • Người bệnh nhiễm HIV có nguy cơ bị viêm họng do hệ thống miễn dịch yếu
  • Khối u ở dưới họng, thanh quản, lưỡi cũng có thể gây ra viêm họng.
viem-hong-cap
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Đối với viêm họng cấp, đây là tình trạng viêm niêm mạc cổ họng xảy ra đột ngột. Viêm họng cấp thường do vi khuẩn nhóm A gây ra, bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên biến  chứng như viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp. Một số nguyên nhân khác có thể do nấm hoặc tương tự như nguyên nhân bên trên.

Triệu chứng viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính

Bệnh được phân loại làm hai thể chính là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Viêm họng cấp tính thường sẽ khỏi sau một tuần mà không gây ra di chứng hay tổn thương nào Viêm họng mãn tính kéo dài khoảng 3-4 tuần, nguyên nhân thường là do nhiễm trùng không được điều trị triệt để.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh:

  • Khô họng, vướng họng, ngứa, những biểu hiện này rõ nhất là vào buổi sáng thức dậy
  • Khi nuốt có cảm giác đau rát
  • Ho có đờm, kéo dài nhiều ngày
  • Những bệnh nhân trào ngược dạ dày có kèm triệu chứng nóng rát ngực
  • Giọng nói thay đổi

Cách chữa viêm họng hiệu quả

Ngoài việc xác định những nguyên nhân gây bệnh thông qua dấu hiệu, triệu chứng, xem xét bệnh sử của người bệnh. Bác sĩ có thể chụp x quang, CT scan cổ hoặc nội soi trong thanh quản để chẩn đoán bệnh.

Bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn sẽ điều trị thông qua thuốc kháng sinh để tránh biến chứng về tim. Đối với thuốc kháng virus sẽ được dùng để điều trị viêm họng kéo dài. Một số người bệnh sẽ tự khỏi mà không cần phải uống thuốc.

Một vài chế độ sinh hoạt dưới đây cũng giúp điều trị hiệu quả viêm họng mãn tính:

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế nói chuyện
  • Uống nhiều nước ấm, bổ sung dịch cho cổ họng
  • Khi quá đau thì có thể tự mua thuốc giảm đau như naproxen hoặc ibuprofen
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong nhà, ngoài ra nên dành thời gian tắm hơi cho cơ thể thoải mái hơn
  • Tránh để không khí khô đi vào trong cổ họng, dùng thêm kẹo ngậm, kem để làm dịu cổ họng
  • Không hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc
  • Súc miệng bằng nước muối
viem-hong
Người bệnh có thể tự dùng thuốc ngậm viêm họng tại nhà

Cách chữa viêm họng dân gian tại nhà

Chữa viêm họng với mật ong

Mật ong có chứa nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa, làm sạch vùng họng nhanh chóng. Đồng thời, làm giảm cảm giác ngứa rát, hỗ trợ điều trị viêm họng tại nhà rất tốt.

Bạn pha mật ong với nước ấm theo tỷ lệ 1 thìa mật ong:3 thìa nước ấm, uống mỗi khi thức dậy nhé.

Chanh trị đau họng

Hàm lượng vitamin C trong quả chanh dồi dào giúp ích cho việc kháng khuẩn. Sử dụng chanh để tiêu đờm, thanh nhiệt cơ thể, giảm đau họng là điều nên làm.

Bạn có thể pha nước cốt chanh với mật ong và uống liên tục trong nhiều ngày, cảm  giác thanh nhẹ cổ họng sẽ rõ rệt chỉ sau 1-2 ngày.

Trị viêm họng với gừng

Gừng có tính ấm, vị cay nên trị bệnh về phong hàn, cảm mạo, dạ dày…rất tốt.

Cách trị viêm họng với gừng vô cùng đơn giản. Gừng đập dập rồi pha với nước nóng uống vào buổi sáng. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm tí chanh và mật ong làm tăng hiệu quả điều trị.

Các phòng bệnh viêm họng

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa: Tiêu diệt virus gây bệnh ẩn nấp, điều này cũng nhà cửa thoáng mát hơn

Không để quạt thốc vào mặt: Cần loại bỏ ngay thói quen này để tránh không khí khô làm đau cổ họng, bạn cũng nên mở quạt ở tốc độ vừa phải thôi nhé.

Tránh bật điều hòa ở nhiệt độ thấp: Bạn chỉ nên để ở mức 24-27 độ, lắp đặt ở nơi luồng khí của điều hòa không phả trực tiếp vào giường. Nên mở cửa phòng thay vì dùng điều hòa cả ngày.

Súc miệng mỗi ngày: Đây là cách phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả. Thực hiện ít nhất 2-3 lần mỗi ngày sau khi đánh răng nhé.

Vệ sinh cá nhân thật kỹ: Nên mặc áo khoác kín, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Luôn thoa kem dưỡng ẩm khi thời tiết khô. Rửa tay thường xuyên, không chạm lên mặt mũi để tránh vi khuẩn. Nhớ thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần để bệnh viêm họng không có cơ hội làm phiền bạn nhé.

Nguồn: Sonapharm.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.