Ho và nôn trớ là biểu hiện thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi. Điều này là sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là bệnh lý. Do vậy, mẹ cần có những kiến thức cơ bản để không phải “vật lộn” khi chăm sóc con. Nhất là xác định thời điểm đưa con đến thăm khám hợp lý để không gây nguy hiểm.
Tại sao trẻ bị ho nôn trớ nhiều?
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé ho nôn trớ là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Các bệnh lý viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm mũi họng, hen phế quản…gây ho cho bé.
- Những em bé có hệ miễn dịch kém thì khả năng mắc bệnh cao và diễn biến nặng, thời gian kéo dài hơn so với những bé khác.
Những bệnh như rối loạn tiêu hóa, nôn chu kỳ, viêm ruột, trào ngược dạ dày, tắc ruột…liên quan đến đường tiêu hóa cũng gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Một vài nguyên nhân khác mà mẹ thường không chú ý đến khiến bé dễ nôn trớ như:
- Cho bé ăn quá nhiều
- Ép bé ăn no, làm bé sợ thức ăn
- Cho bé bú sai cách
Ngoài ra, bệnh lý viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…tuy ít gặp nhưng cũng khiến bé ho và nôn trớ. Nếu như gặp phải thì xu hướng bệnh nặng là điều tất nhiên.
Dù là nguyên nhân hay biểu hiện nào thì mẹ hãy đưa bé đến khám bác sĩ để có kết luận chính xác nhất nhé.
Cách xử lý nhanh khi trẻ bị ho và nôn
Mẹ hãy lưu ngay các bước xử lý “chuẩn khoa học” khi trẻ ho nôn trớ nhiều:
- Trước tiên, mẹ cần lau sạch miệng bé, cho bé uống nước và thay đồ mới để tránh mùi hôi từ chất nôn. Buộc khăn quanh cổ để tránh bé nôn tiếp.
- Khi bé vẫn đang nôn thì không bế xốc lên, bởi điều này khiến dịch ói có thể tràn vào bên trong phổi
- Mẹ không bỏ thái độ bực tức, quát mắng em bé vì càng khiến bé quấy khóc nhiều hơn. Hãy nói năng nhẹ nhàng,dỗ dành bé trước đã nhé.
- Vuốt ngực/lưng bé theo chiều từ trên xuống để dịch vị ổn định trong dạ dày, không còn trào ngược lên nữa.
- Để bé nằm yên, đầu kê cao. Khi bé còn ho ,ọc sữa thì hướng đầu bé nghiêng sang một bên để không hít dịch nôn vào phổi.
- Sau khi trẻ sơ sinh ho và nôn trớ hết đồ ăn, mẹ không nên vội vàng cho bé uống sữa. Chỉ nên cho bé ăn đồ dễ tiêu hóa, bổ sung nước hoa quả, oresol, nước lọc…để bù lại lượng nước đã mất.
Chăm sóc trẻ em ho và nôn trớ nhiều
- Chú ý giữ ấm cho em bé
Những bé đang bị ho thì mẹ hãy mặc quần áo đủ ấm cho bé. Không bật điều hòa khi đang quá lạnh, nhất là về đêm và sáng sớm. Thời điểm mùa đông giữ ấm đường hô hấp bằng cách quấn thêm khăn, đội mũ len, đeo khẩu trang.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Khi mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thì sẽ nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tốt để chống lại virus gây bệnh. Khuyến khích bé uống nhiều nước, nhất là nước ép hoa quả để cung cấp vitamin cần thiết.
- Thay đổi chế độ ăn uống của trẻ
Rất nhiều mẹ đã có những sai lầm khi cho con ăn mà chúng tôi vừa nêu ở trên. Mẹ hãy thay đổi để giảm thiểu triệu chứng ho nôn trớ nhé. Không cho trẻ ăn quá no, không để trẻ nằm sau ăn, nấu đồ ăn không quá đặc khiến bé khó tiêu hóa. Khi bé lớn lên thì sẽ thay đổi độ loãng đặc phù hợp.
- Chia nhỏ các bữa ăn
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nôn trớ nhất, bởi do dạ dày bé còn nhỏ, nằm ngang, tâm vị co thắt yếu. Để tránh những điều này có thể xảy ra thì cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn trong ngày Ngoài ra, mẹ hãy chọn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa với từng giai đoạn phát triển của bé nhé.
- Một vài lời khuyên từ bác sĩ khi trẻ sơ sinh ho và nôn trớ
Khi trẻ sơ sinh bị ho nôn trớ cùng những dấu hiệu bất thường như ăn kém, bỏ bú, sốt, quấy khóc…thì mẹ nên đưa con đi khám bệnh viện. Có nhiều vacxin phòng tránh được bệnh, mẹ có thể nghe và xin lời khuyên một cách tốt nhất. Ngoài ra, cũng có một vài loại siro có thể tốt cho bé, mẹ muốn sử dụng thì cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ trớ tuy phổ biến, nhưng giai đoạn này là lúc cơ thể bé đang phát triển, hệ miễn dịch cần được hoàn thiện hơn nữa. Do đó, mẹ không nên coi đó là bình thường mà có những biện pháp tốt để con phát triển khỏe mạnh.