Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?

Ba mẹ nên cho bé bị viêm họng ăn gì, kiêng gì để tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh tình và giúp con nhanh chóng hồi phục sức khỏe? Làm sao để phát hiện bệnh sớm và các phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả? Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh? Tất cả các thắc mắc trên của ba mẹ đều được giải đáp chính xác trong bài viết dưới đây!

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng

Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch yếu và dễ bị kích thích bởi các thực phẩm lạ. Các bệnh này thường có một số biểu hiện tương đồng như: đau, sưng họng, hay ho, mệt mỏi, khó nuốt thức ăn, chán ăn,… khiến cho ba mẹ dễ dàng nhầm lẫn và vô tình ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của bé.

Cách phân biệt viêm họng dựa vào các triệu chứng đặc trưng khác: 

  • Sưng niêm mạc họng
  • Sốt ~ 38 độ C
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Có thể hôi miệng
  • Khó nuốt, chán ăn
  • Nhức đầu, đau mỏi cơ

Ngoài ra, một số bé bị viêm họng hạt ăn vào là nôn do khi bị bệnh, trẻ mệt mỏi và hệ miễn dịch suy giảm, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng cùng với hiện tượng hay ho và khóc khiến trẻ dễ dàng bị nôn, trớ. Tình trạng này dễ dàng xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hơn.

Hai nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng ở trẻ là:

  • Nhiễm virus: Thay đổi thời tiết, trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. 
  • Nhiễm vi khuẩn: Trẻ hít phải khói thuốc lá, hay thở bằng miệng khi ngủ, môi trường bị ô nhiễm hoặc trẻ dị ứng…
vienm-hong-o-tre-nen-an-gi-kieng-gi
Cách nhận biết viêm họng do virus và viêm họng do vi khuẩn

Bé bị viêm họng nên ăn gì?

Trẻ bị viêm họng cổ họng sẽ bị viêm tấy, sưng đau dẫn đến biếng ăn khiến ba mẹ vô cùng vất vả không biết phải làm sao. Trước hết ba mẹ cần hiểu con đang gặp phải tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt thức ăn. Nên chọn các thức ăn  sao cho khi đi qua cổ họng không kích thích lên các vết thương ở niêm mạc họng và làm cảm giác đau họng tăng lên. Do đó ba mẹ hãy chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại có lợi trong việc phục hồi vết thương ở niêm mạc họng.

Món ăn mềm, cháo, súp lỏng

Những thức ăn có thể chất mềm, được ninh nhừ là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ bị viêm họng. Những thức ăn này sẽ ít cọ xát lên cổ họng đang bị viêm nên tránh làm nặng hơn các vết sưng viêm đang có, làm cho bé có cảm giác dễ chịu, không bị đau khi nuốt.

Các món ăn mềm, lỏng như: cháo thịt bằm, cháo chim, súp ngô, súp bí đỏ,… được chế biến với đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, glucid… từ món luộc, hầm nhừ giúp trẻ dễ nhai nuốt, hạn chế việc ma sát với thành họng gây đau rát khó chịu cho bé. Kết hợp cùng rau củ giúp cung cấp vitamin tăng đề kháng, giúp bé nhanh hồi sức.

Ăn trứng gà

Các món ăn được chế biến từ trứng gà chứa nhiều omega-3 và protein tốt cho sức khỏe của bé, đồng thời trứng gà cũng là thực phẩm rất mềm và dễ ăn. Lưu ý ba mẹ không nên chế biến món trứng chiên khi con đang bị viêm họng, bởi đồ dầu mỡ sẽ khiến bệnh tình của con tiến triển xấu hơn.

Mật ong

Mật ong là phương thuốc dân gian chữa viêm họng tại nhà được áp dụng rất phổ biến bởi hiệu hiệu quả mang lại. Sở dĩ mật ong được ưa chuộng bởi đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, đồng thời chứa nhiều vitamin C,E giúp xoa dịu cơn đau họng, giảm ho và tăng đề kháng. Ba mẹ có thể cho bé nuốt trực tiếp 2-3 thìa cafe mật ong mỗi lần vào sáng, tối hoặc pha trà gừng cho bé uống.

Thực phẩm giàu kẽm

Các thực phẩm chứa kẽm có khả năng kháng virus mạnh mẽ. Ba mẹ có thể chế biến nhiều món ăn ngon, dễ nuốt cho bé  từ các thực phẩm giàu kẽm sau: thịt, sữa, động vật có vỏ như ngao, sò ốc, hến, cây họ đậu, hạt khô, ngũ cốc,…

Hoa quả giàu vitamin C

Những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, … có tác dụng giải nhiệt và giải cảm hiệu quả. Ăn trái cây giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hạn chế đau họng, viêm họng, ho khan. Ăn trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp khỏi bệnh nhanh hơn.

tre-viem-hong-nen-kieng-gi
Cho bé ăn nhiều rau củ quả giàu Vitamin để tăng cường hệ miễn dịch

Uống nước ấm thường xuyên

Uống nước ấm thường xuyên giúp cổ họng bé đỡ khô, hạn chế tiết đờm và thúc đẩy quá trình thải độc cơ thể. Nhờ đó giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng ở bé. Khi trẻ đau họng nên uống các thức uống như sữa ấm, nước uống trái cây ít chua như nước táo, nước nho. Đặc biệt nếu bé có biểu hiện nôn trớ khi ăn thì mẹ cần bổ sung nước thường xuyên hơn cho con. 

Trẻ bị viêm họng kiêng ăn gì?

Ngoài việc quan tâm bé bị viêm họng hạt nên ăn gì để mau chóng phục hồi sức khỏe, ba mẹ cũng cần lưu ý loại bỏ những thực phẩm không tốt cho bé khi bị bệnh.

Thực phẩm chiên xào cay, nóng

Các thực phẩm chiên xào cay nóng sẽ khiến cổ họng bé nóng rát, sưng to hơn và tiết ra nhiều dịch nhầy dễ dẫn đến tình trạng đờm, nôn trớ.

Thực phẩm khô, khó nuốt

Ba mẹ hạn chế cho con ăn những thực phẩm khô cứng như: bánh mì, bánh quy, ngũ cốc,… bởi khi nuốt, những thực phẩm này dễ gây tổn thương cho họng của bé, khiến các triệu chứng đau rát nặng hơn.

Nước uống có ga

Cũng giống như những thực phẩm có hại khác, nước uống có ga làm tổn thương niêm mạc họng, cản trở quá trình phục hồi của bệnh nhân viêm họng. Ba mẹ nên thay thế nước có ga bằng các loại nước sinh tố hay nước ép cung cấp nhiều vitamin cho bé.

Chữa viêm họng cho trẻ lưu ý những gì?

Bài thuốc dân gian

Trường hợp bé đã lớn có thể áp dụng phương pháp dân gian thay cho sử dụng thuốc, phương pháp này tuy hiệu quả chậm nhưng không gây tác dụng phụ cho bé. Một số bài thuốc phổ biến và có hiệu quả tốt là: lá tía tô, lá húng, quả lê chưng đường, chanh quất ngâm,…

cho-be-an-gi-tri-viem-hong
Lê chưng đường phèn trị viêm họng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây y

Đối với trường hợp bệnh nặng cần điều trị bằng thuốc, ba mẹ nên lưu ý:

– Thuốc kháng sinh không điều trị được viêm họng do virus gây ra, ngược lại còn có thể khiến bé bị suy giảm chức năng miễn dịch.

– Khi trẻ sốt hơn 38 độ: có thể dùng paracetamol phù hợp với  độ tuổi và cân nặng của bé. Bé dưới 3 tháng dùng 40 mg paracetamol, bé từ 3 – 11 tháng dùng 80mg, bé từ 12 – 24 mg dùng 120mg, bé trên 24 tháng dùng 10mg/ cân nặng của bé.

Như vậy để bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe, ba mẹ nên lựa chọn những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong thực đơn của con. Bài viết mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuộc Tây y.

(1) Tham khảo thêm tại: https://kidshealth.org/en/parents/sore-throat-sheet.html

sonamux-dieu-tri-benh-ho-cho-tre
Sona-mux giúp trẻ điều trị bệnh ho, viêm họng hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.