Bé bị viêm họng nên uống thuốc gì để đảm bảo nhanh chóng phục hồi và không gây ra tác dụng phụ? Rất nhiều bố mẹ đang đau đầu về vấn đề này. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ trang bị thêm kiến thức “chuẩn khoa học” về các loại thuốc được phép dùng cho bé khi bị viêm họng.
Thuốc kháng sinh chống viêm cho trẻ
Có thể thấy rất nhiều loại thuốc kháng sinh là thuốc chống viêm cho trẻ em khi bị đau họng. Nhưng bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Ampicillin
Thuốc đặc trị viêm amidan cho trẻ này thuộc nhóm Penicillin. Cơ chế tác dụng của thuốc là ngăn cản hình thành màng tế bào vi khuẩn. Tùy theo cân nặng, độ tuổi chính xác mà sử dụng liều lượng hợp l. Mẹ có thể tham khảo các dạng thuốc ampicillin như bột, viên nén, viên nang, dịch uống… để dùng cho bé nhé.
Amoxicillin
Kháng sinh chữa viêm họng cho bé thuộc nhóm Penicillin, dùng phổ biến đối với các biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…Các dạng thuốc bao gồm bột, viên, dạng tiêm…tương ứng cho đối tượng cụ thể. Dẫu vậy, thuốc amoxicillin không có hiệu quả khi bị viêm họng do cảm cúm, cảm lạnh do virus gây ra.
Erythromycin
Loại thuốc kháng sinh với hoạt lực kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Được bác sĩ chỉ định trong đối tượng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Bố mẹ nên chú ý đến con nhiều hơn khi cho bé dùng thuốc, nhằm tránh những tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra nhé.
Cephalexin
Đây là loại thuốc thế hệ kháng sinh mới – cephalosporin, thường chỉ định cho các em bé. Trong trường hợp bé dùng nhóm thuốc Penicillin bị dị ứng, mẹ có thể thay thế với Cephalexin.
Theo lời khuyên của bác sĩ thuốc kháng sinh không nên dùng nhiều cho trẻ nhỏ tuổi, Trừ trường hợp bệnh của bé khá nặng phải đi khám. Nếu triệu chứng hô, viêm họng mới bắt đầu hoặc lâu ngày không khỏi có thể dùng thêm siro “ Sonamux – kháng viêm tự nhiên “ vừa an toàn và hiệu quả.
Thuốc hạ sốt – hỗ trợ điều trị viêm họng
Khi bị viêm họng, bé thường bị sốt, phản ứng này khá bình thường khi cơ thể bị viêm nhiễm. Thế nhưng, nếu bé sốt cao >38,5 độ thì mẹ cần hạ sốt ngay cho bé để tránh gây ảnh hưởng đến não.
Biện pháp hữu hiệu nhất khi bé viêm họng uống thuốc gì đó là thuốc hạ sốt được kê đơn theo yêu cầu bác sĩ.
Paracetamol
Thuốc hạ sốt này không những phổ biến cho người lớn mà ở trẻ nhỏ. Liều lượng chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của em bé, khoảng 10-15mg/kg. Chú ý về khoảng thời gian dùng thuốc ít nhất từ 4-6 tiếng để tránh dẫn đến dùng thuốc quá liều, gây nguy hiểm.
Ibuprofen
Ngoài paracetamol, cũng được chỉ định khi trẻ ho viêm họng uống thuốc gì? Thuốc ibuprofen có nhiều dạng, nhưng dùng nhiều nhất dạng viên nén đặt ở trực tràng của trẻ. Song mẹ nên lưu ý bảo quản thuốc trong tủ lạnh, khi dùng thì lấy ra trước đó 15-20 phút.
Một số đối tượng trẻ viêm họng bị sốt từng cơn, sốt liên tục trong thời gian dài, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng kết hợp 2 loại thuốc trên để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ với thuốc kháng viêm
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ở trẻ, việc làm lành ổ viêm loét là vô cùng quan trọng. Cũng trong phác đồ điều trị bệnh, không thể không kể đến thuốc kháng viêm.
Khi bé khó khăn trong việc uống thuốc, hay tình trạng bệnh đã gây viêm nhiễm toàn thân, thì một số thuốc chống viêm dạng uống, tiêm sẽ được ứng dụng.
Phải kể đến thuốc chống viêm corticoid an toàn cho bé như: betamethasone, prednisolone, dexamethasone, hydrocortisone….
Một vài tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải đó là:
- Vết thương hở sẽ lâu lành hơn
- Tăng nhãn áp
- Chóng mặt, hoa mắt do huyết áp tăng
- Gây ra những thay đổi tâm lý như lo lắng, mê sảng, bồn chồn
- Cân nặng thay đổi do thuốc tích tụ ở vùng bụng, mặt, sau gáy
- Chân tay sưng đau, phù nền
Phương pháp điều trị tại chỗ khác
Biện pháp nhằm hỗ trợ điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ tốt nhất là dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng họng. Bố mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc, hoặc tự pha tại nhà và vệ sinh cho con.
Khi làm sạch cổ họng, các tác nhân virus, vi khuẩn sẽ không thể sinh sôi gây viêm nhiễm, từ đó, làm giảm triệu chứng bệnh rất tốt.
Một số lưu ý khi cho trẻ em viêm họng uống thuốc?
– Khi bé có bất cứ biểu hiện nào của viêm họng, bố mẹ hãy đưa bé đi khám ngay lập tức
– Chỉ có thể dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc khi chưa được thăm khám kỹ lưỡng
– Khi chưa có ý kiến của bác sĩ, bố mẹ không tự ý thay đổi liều lượng hay những loại thuốc bé đang dùng
Các nhóm thuốc trên dù mang đến hiệu quả điều trị tốt, nhưng dễ gây dị ứng. Do đó, kể cả khi bé đang được khắc phục bằng thuốc theo hướng dẫn, nhưng bố mẹ và bác sĩ cần theo dõi thêm các biểu hiện của trẻ. Nếu như thấy những hiện tượng dưới đây thì cần ngừng ngay lập tức.
- Mẩn ngứa, nổi mề đay trên da
- Thở khò khè, khó thở, có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng
- Đau tức vùng ngực
- Mất ý thức, mê sảng, co giật
- Phù nề miệng, mắt, vòm họng
Để phòng tránh viêm họng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy cho bé ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng. Hạn chế dùng thực phẩm khô để tránh gây ra kích ứng trong cổ họng. Mẹ cho bé uống nhiều nước, đa dạng như nước ép rau củ, nước hoa quả hay nước canh.
Bố mẹ đừng quên đưa bé đi thăm khám bác sĩ theo định kỳ, phát hiện sớm những biểu hiện của viêm họng và có sự lựa chọn chính xác khi với câu hỏi “bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì.
Nguồn: Sonapharm.vn