Khi bé bị đau họng sốt cao liên tục sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, lâu ngày sẽ bị suy nhược cơ thể, chậm tăng cân khiến bố mẹ rất lo lắng. Nếu không chữa trị kịp thời thì còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần biết cách xử lý khi bé bị sốt viêm họng để trẻ khỏe mạnh hơn.
Bé bị viêm viêm họng sốt cao hay sốt kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Thực tế, đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể mỗi người khi bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh, kể cả trẻ em cũng vậy.
Trường hợp bé bị sốt nhẹ thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu bé bị viêm họng sốt mấy ngày liên và sốt cao trên 39 độ không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ cần hết sức cảnh giác. Để bé bị viêm họng sốt kéo dài có thể dẫn đến co giật, rối loạn nhận thức, liệt chi hay tệ nhất là nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân khiến bé bị sốt do viêm họng
Để lý giải cho tình trạng viêm họng sốt ở trẻ thì có 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là do tác động từ môi trường sống, thứ hai là do virus, vi khuẩn.
1. Do môi trường
- Khí hậu
Nơi bé và gia đình sống có khí hậu thay đổi thất thường, nhất là ở miền Bắc thường có các thời điểm giao mùa từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Điều này khiến cơ thể không kịp thích nghi nên rất dễ bị ốm sốt. Ngoài sốt ra thì bé cũng dễ bị viêm họng sốt cao, thậm chí là bé bị viêm họng cấp sốt mấy ngày liền. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để phòng trường hợp trẻ bị ốm khi trở trời.
- Ô nhiễm
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến bé đau họng sốt. Khói bụi công nghiệp, khói thuốc lá, nước thải nhiễm vào nước sinh hoạt, đất trồng bị nhiễm độc từ nước,… đều là yếu tố nguy cơ dễ xảy ra.
- Thay đổi môi trường sống đột ngột
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là đối tượng rất dễ bị cảm cúm, viêm họng hay ốm sốt. Đó là bởi sức đề kháng của trẻ ở tuổi này vẫn còn yếu ớt, cộng thêm việc phải hòa nhập với môi trường quá nhiều người, rất dễ bị lây và mắc các bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra, những trẻ chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm cũng dễ bị suy giảm đề kháng vì phải chuyển từ miễn dịch thụ động (phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ) sang hệ miễn dịch chủ động (qua đường ăn uống những thức ăn ngoài sữa mẹ).
2. Do virus, vi khuẩn
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sốt viêm họng, bao gồm: virus cúm, sởi, viêm v.a hay viêm họng liên cầu khuẩn,…
Dấu hiệu cho thấy bé bị sốt viêm họng cấp
- Sốt mê man liên tục, người nóng, có khi sốt cao lên tới 39-40 độ mà không có dấu hiệu giảm
- Đi kèm với đau rát họng, khó nuốt, đặc tiếng, khản tiếng, nghẹt mũi, sổ mũi
- Mệt mỏi, chán ăn
- Ở trẻ lớn còn có thể bị ù tai, đau đầu, nổi hạch ở dưới hàm và bị đau khi ấn vào
- Sưng đỏ ở cổ họng, chảy nước dãi, tệ hơn là khó thở
Cha mẹ cần làm gì khi bé bị viêm họng cấp sốt cao liên tục?
Chườm khăn nóng
Khi thấy bé sốt viêm họng, điều đầu tiên cha mẹ phải làm là lấy 1 khăn ấm chườm vào trán và 1 khăn ấm khác thì lau khắp người bé đến khi hạ nhiệt. Cần chú trọng lau vào các vùng nách, bẹn và lưng. Lau liên tục 15-20 phút, thấy khăn nguội thì vắt lại nước nóng và lau tiếp. Để hiệu quả hơn trong việc hạ sốt cho trẻ, cha mẹ có thể cho thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp. Chỉ sau vài giờ, trẻ sẽ hạ sốt ngay.
Kiêng tắm
Cần kiêng tắm khi trẻ đang bị sốt. Điều này là tối kỵ vì có một số trường hợp cha mẹ tắm cho trẻ khi đang ốm dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não hay đột tử.
Uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước lọc ấm hoặc nước ép trái cây (cam, chanh, quýt,…) vừa giúp bù nước, làm dịu sự khó chịu ở cổ họng, lại tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn, cải thiện táo bón. Hơn nữa, nước ép trái cây còn giúp bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt
Trong thời gian bé bị đau họng sốt mấy ngày thì cha mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm lỏng, dễ nuốt nhưng vẫn đủ dưỡng chất như cháo, súp.
Cân nhắc khi dùng thuốc
Trường hợp trẻ không có dấu hiệu hạ sốt dù đã chườm khăn ấm, cha mẹ hãy cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và các cách xử lý cho cha mẹ khi gặp phải trường hợp bé bị viêm họng cấp sốt cao hay sốt mấy ngày liền không đỡ. Hy vọng sẽ giúp phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc con trẻ trong các trường hợp cấp bách. Lưu ý rằng, nếu tình trạng sốt của bé vẫn không thuyên giảm dù đã thử mọi cách thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Theo Claire McCarthy, MD