9 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu cần rất chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, vì đó không chỉ là sức khỏe của riêng người mẹ mà còn là sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc tìm hiểu cách giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các gia đình.

Sức đề kháng của chúng ta giống như một “chiếc lá chắn” – nó bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể chống chọi khỏi các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, các chất độc hại,… bằng các kháng thể. Do đó, sức đề kháng là một hệ thống quan trọng nhất của cơ thể, nếu không có nó thì quá trình hoạt động của các cơ quan bên trong sẽ bị tổn hại và cơ thể khó để duy trì sự sống.

Trong khi đó, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc bệnh và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn với phụ nữ không mang thai. Vì thế, bà bầu bắt buộc phải chăm sóc bản thân chu đáo để tăng cường sức đề kháng và giữ cho hệ miễn dịch hoạt động một cách tốt nhất nhằm bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi.

Ý nghĩa của việc tăng sức đề kháng cho bà bầu

Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu bị suy giảm sức đề kháng khi đang mang thai?

  • Nếu sức đề kháng yếu đi, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khiến cho virus, vi khuẩn, nấm và các độc tố từ môi trường dễ dàng xâm nhập và phát triển khiến cơ thể suy yếu đi.
  • Bị cảm cúm nhiều hơn và lâu hơn bình thường.
  • Mệt mỏi thường xuyên. Dù mệt mỏi là điều diễn ra phổ biến khi mang thai nhưng nếu sức đề kháng của bạn kém thì bạn sẽ thấy mệt mỏi ở mức độ nặng hơn.
  • Ốm nghén nhiều hơn và nặng hơn. Cũng giống như mệt mỏi, trạng thái ốm nghén ở những mẹ bầu có sức đề kháng yếu sẽ nhiều hơn bình thường và rất khó chịu.
  • Sự tăng trưởng của thai nhi không đạt chuẩn. Người mẹ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Vì vậy, nếu sự tăng trưởng của bé từ khi trong bụng mẹ đã không đạt yêu cầu hoặc bị chậm phát triển, còi cọc thì là do ảnh hưởng từ sức đề kháng của mẹ.
suc-de-khang-cho-ba-bau
Một sức đề kháng tốt vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ vừa duy trì sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Xem thêm: 6 cách tăng sức đề kháng cho người già bằng chế độ ăn uống

Cách tăng sức đề kháng cho bà bầu

Dưới đây là một số mẹo giúp tăng cường đề kháng cho bà bầu:

  1. Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn là thành phần được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa hay các loại men vi sinh có bạn tại các hiệu thuốc, siêu thị. Lợi khuẩn giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể của mẹ bầu lẫn thai nhi. Nó có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh về đường hô hấp trong quá trình mang thai.

  1. Ăn uống đủ chất

Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Ở những tháng thai kỳ, phụ nữ có thể thèm ăn rất nhiều đồ ăn lạ và ăn uống tùy theo nhu cầu nhưng bạn cũng cần nhớ rằng mình đang ăn cho hai người là bản thân và em bé trong bụng, mà thai nhi lại rất cần những món ăn lành mạnh, có đủ dưỡng chất. Do đó, cần chú trọng vào việc cung cấp các món ăn có đủ các nhóm chất cần thiết, bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, không nên ăn uống dư thừa chất mà chỉ nên ăn đủ để tăng sức đề kháng.

cach-tang-suc-de-khang-cho-ba-bau
Bổ sung đủ các nhóm chất trong quá trình mang thai là điều không thể thiếu nếu muốn tăng cường đề kháng cho bà bầu.
  1. Đảm bảo ngủ đủ giấc

Cơ thể của mẹ bầu cần được nghỉ ngơi đầy đủ trong giai đoạn mang thai, và điều này lại đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Vì khi mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều yếu tố về thể chất, cảm xúc và cả sinh lý nên hãy để cơ thể được ngủ đủ và có những giấc ngủ ngon.

  1. Sống trong một môi trường tích cực

Đảm bảo rằng bạn đang ở trong một môi trường tích cực, lành mạnh, ví dụ như: không khí trong lành, cuộc sống không tấp nập xô bồ, trạng thái cảm xúc thoải mái,… Trên thực tế, một tâm trạng vui vẻ với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi cũng sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu.

  1. Bổ sung vitamin D

Vitamin D là một dưỡng chất quan trọng, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn tốt cho sự chuyển hóa canxi, giúp xương của mẹ bầu và thai nhi được chắc khỏe và phát triển tốt. 

  1. Bổ sung kẽm

Kẽm đóng vai trò chính trong quá trình sản xuất insulin – một loại hormone giúp điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng rất quan trọng đối với thai nhi do sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ rất nhanh. Và nó cũng ảnh hưởng tới việc phát triển chiều cao, cân nặng của em bé trong những tháng đầu đời.

  1. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước thực sự là nguồn sống không thể thiếu đối với mỗi chúng ta, vì tới 70% cơ thể con người là nước. Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu luôn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

tang-suc-de-khang-cho-ba-bau
Uống đủ 8-12 cốc nước mỗi ngày
  1. Duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định

Giữ ấm cho bản thân, nhất là vào mùa đông. Đừng để bị cảm lạnh và phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều dẫn đến cảm, sốt.

  1. Tập thể dục thường xuyên

Điều này rất có ích cho cả mẹ và em bé, vì sự vận động hàng ngày của cơ thể giúp lưu thông tuần hoàn máu và cân bằng nội tiết tố cho mẹ bầu.

Mang thai có thể là giai đoạn khó khăn và mệt mỏi đối với nhiều người phụ nữ, nhưng với tình yêu thương của chồng và sự quan tâm của các thành viên trong gia đình thì việc tăng sức đề kháng cho bà bầu nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé đến khi sinh nở là điều không quá khó. Hãy thực hiện những cách trên ngay từ hôm nay mẹ nhé!

Theo Audra Meadows, MD, MPH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.