Tại sao cần làm xét nghiệm miễn dịch?

Miễn dịch là khả năng chống lại các yếu tố ngoại lai của cơ thể. Khả năng kỳ diệu này đã được các nhà miễn dịch học nghiên cứu giải đáp và ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho con người.

Miễn dịch học là gì?

Miễn dịch học (immunology) là môn học nghiên cứu về cách cơ thể chống lại các yếu tố ngoại lai và những đáp ứng của cơ thể đối với các yếu tố ngoại lai. Dựa trên kết quả thu được, các nhà miễn dịch học nghiên cứu đưa ra các phương pháp chẩn đoán miễn cũng như tạo ra các miễn dịch nhân tạo cho cơ thể.

Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Trong quá trình khám bệnh, nhằm giúp đánh giá đúng hơn về tình hình sức khỏe của mỗi người, người ta thường tiến hành các xét nghiệm miễn dịch. Một số yếu tố gây bệnh có thể được phát hiện bởi các xét nghiệm miễn dịch do khi các kháng nguyên gây bệnh xâm nhập cơ thể thì hệ thống miễn dịch sữ tự sinh ra các kháng thể tương ứng để đối phó với các kháng nguyên ấy.

xet-nghiem-mien-dich-la-gi
Xét nghiệm miễn dịch rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Xét nghiệm miễn dịch là các xét nghiệm dựa vào kết quả của phản ứng giữa kháng nguyên và các kháng thể tổng hợp nhằm tìm ra các nguyên nhân gây bệnh khác nhau từ đó giúp chẩn đoán được các bệnh khác nhau.

Các phương pháp xét nghiệm miễn dịch?

Nguyên lý của xét nghiệm miễn dịch là dựa vào việc xác định lượng phức hợp miễn dịch tạo thành sau phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể. Phản ứng này rất đặc hiệu, mỗi loại kháng nguyên chỉ phản ứng với kháng thể được tạo ra bởi chính kháng nguyên đó kích thích.Vì vậy khi đã biết trước kháng nguyên hoặc kháng thể thì có thể phát hiện được sự có mặt của thành phần kia nhờ phản ứng kháng nguyên – kháng thể.

Có nhiều phương pháp xét nghiệm miễn dịch khác nhau, một số phương pháp phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm miễn dịch đo độ đục

Phương pháp này dựa trên nguyên lý kháng nguyên phản ứng với kháng thể tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể kết tủa do đó làm thay đổi độ đục của dung dịch. Xác định độ đục của dung dịch ở bước sóng xác định từ đó xác định được lượng kháng thể (kháng nguyên) đã phản ứng có trong mẫu thử và xác định được phân tử chất có trong dung dịch thử. Phương pháp này thường áp dụng định lương các chất có trọng lượng phân tử không quá nhỏ như IgA, IgG, IgM, CRP, etc. 

Xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang

Phương pháp xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang dựa trên nguyên lý kháng nguyên (mẫu bệnh phẩm) kết hợp với kháng thể (thuốc thử) có gắn chất đánh dấu. Chất đánh dấu có khả năng phát quàn khi thay đổi pH của dung dịch phản ứng và tín hiệu phát quang được khuếch đại qua một ống nhân quang, nhờ đó có thể định lượng được các chất có nồng độ rất thấp với độ chính xác cao. Phương pháp xét nghiệm này đã được sử dụng để phân tích, định lượng nhiều hoạt chất thuốc khác nhau, hormone và các sinh phẩm khác.

Xét nghiệm miễn dịch điện hóa phát quang

Phương pháp xét nghiệm điện hóa phát quang dựa trên việc sử dụng chất đánh dáu Ruthenium khởi phát từ điện do đó có khả năng phát hiện chất có nống độ thấp và thu được kết quả rất nhanh. Đây là một phương pháp xét nghiệm rất hiện đại, có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn hóa phát quang cho kết quả xét nghiệm có độ chính xác và tin cậy rất cao.

Tùy theo năng lực của từng phòng xét nghiệm mà các phương pháp xét nghiệm khác nhau được sử dụng. Với những đơn vị được trang bị máy móc hiện đại thuận tiện cho việc thực hiện các xét nghiệm trong đó có xét nghiệm miễn dịch thì áp dụng được các phương pháp nhạy và đặc hiệu, kết qảu xét nghiệm chính xác và có độ tin cậy cao. Các máy xét nghiệm miễn dịch rất đa dạng từ bán tự động tới tự động với các bộ kit xét nghiệm lớn cho phép thực hiện tự động nhiều xét nghiệm trong thời gian ngắn và cho kết quá chính xác cao.

Xét nghiệm miễn dich để làm gì?

Tầm soát ung thư tiêu hóa

Xét nghiệm miễn dịch giúp tìm kiếm sắc tố hemoglobin trong máu, đây là dấu hiệu cho biết có máu trong phân hay không từ đó chẩn đoán được các bệnh liên quan như bệnh trĩ, ung thư ruột, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, bị polyp,…

Phát hiện các tác nhân gây nhiễm khuẩn, virus

Xét nghiệm miễin dịch được ứng dụng để phát hiện các tác nhân gây bệnh như HIV, HPV, HCV, Streptococcus giúp tìm ra chính xác tác nhân gây bệnh từ đó giúp việc điều trị được hiệu quả.

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim và huyết khối

Các phản ứng miễn dịch có thể phát hiện ra các loại protein đặc hiệu trong cơ thể bị tăng cao khi bị nhồi máu cơ tim hoặc huyết khối.

Chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu

Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện sự có mặt của đường, protein, máu hoặc tế bào viêm có trong nước tiểu, đây là các dấu hiệu của các bệnh thận tiết niệu như tổn thương thận, viêm thận, nhiềm trùng đường tiết niệu, tiểu đường.

Chẩn đoán mang thai

Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện sóm thành phần hormone thai kỳ HCG trong máu, nước tiểu giúp chẩn đoán mang thai từ rất sớm khi cơ thể còn chưa có biểu hiện rõ các dấu hiệu mang thai.

Thử nhanh các loại thuốc kích thích

Các xét nghiệm miễn dịch có thể xác định được một người có sử dụng các chất kích thích như morphin, heroin, cần sa, doping,… hay không.

Ứng dụng khác

Các xét nghiệm miễn dịch còn được ứng dụng rất nhiều trong các vấn đề khác như phát hiện chất độc, kiểm tra an toàn thực phẩm, etc.

Các chú ý khi làm xét nghiệm miễn dịch

Các kết quả xét nghiệm miễn dịch được sử dụng để chẩn đoán các bệnh mắc phải cũng như các nguyên nhân gây bệnh.

Để kết quả xét nghiệm có độ tin cậy và chính xác nhất, không bị sai lệch, trước khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch cần lưu ý các điều sau:

– Tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên xét nghiệm để chuẩn bị cho xét nghiệm miễn dich;

– Khai báo trung thực các bệnh sử, thói quen sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống rượu bia, cũng như các thuốc đang sử dụng,…

Trên đây là các thông tin về xét nghiệm miễn dịch và các úng dụng của chúng. Các xét nghiệm miễn dịch có ứng dụng rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc tiến hành thực hiện các xét nghiệm miễn dịch giúp chẩn đoán được chính xác bệnh mắc phải cũng như các nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc điều trị bệnh đúng bệnh và đạt hiệu quả.

(1) Xem thêm tại: https://immunochemistry.com/educational-material/back-to-basics-what-is-an-immunoassay/

(2) Xem thêm tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC164256/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.