Phân biệt giữa viêm họng hạt và viêm amidan hốc mủ

Bệnh viêm họng hạt và viêm amidan thực chất là hai bệnh đường hô hấp khác nhau nhưng gây ra các triệu chứng tương tự nhau như:  đau rát, khó chịu ở cổ họng,…  Vậy làm sao để phân biệt được hai căn bệnh này thông qua các triệu chứng người bệnh gặp phải? Hãy theo dõi bài viết để nhận biết được các dấu hiệu đơn giản và cách điều trị hiệu quả cho từng trường hợp nhé!

Phân biệt viêm họng hạt và viêm amidan

Khi mới phát bệnh, người bệnh thường nhầm lẫn viêm họng hạt amidan bởi các dấu hiệu tưởng như rất giống nhau như cùng sưng tấy, khó chịu vùng cổ họng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ phân biệt được 2 loại bệnh, từ đó biết được nguyên nhân và tìm được phương pháp phục hồi nhanh chóng nhất.

  1. Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt thường tái đi tái lại khi thời tiết thay đổi, giao mùa từ nóng sang lạnh. Đây là dạng viêm họng mãn tính quá phát. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, do đó các lympho ở thành họng phải làm việc liên tục để tiêu diệt vi sinh vật có hại khiến chúng sưng to và tạo thành các hạt phía sau thành họng. 

viem-hong-hat
Các hạt lympho sưng to phía sau thành họng

Kích thước của các hạt to nhỏ khác nhau, trường hợp nặng có hạt có thể to bằng hạt ngô. Chính vì sự hình thành của các hạt này khiến cổ họng người bệnh bị kích thích đau rát, khó chịu mỗi khi nuốt nước bọt,  thức ăn.

Đây cũng chính là một dạng của viêm amidan quá phát bởi khi bị viêm amidan quá lâu chưa dứt thì các lympho cũng phải hoạt động liên tục và sưng to thành hạt.

  1. Viêm amidan là gì?

Amidan là một bộ phận phía trong vòm họng, có vai trò quan trọng giúp bảo vệ đường hô hấp của con người bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và tiết ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Người bệnh viêm Amidan xuất hiện nhiều hốc mủ trắng như bã đậu, có mùi hôi trên bề mặt amidan. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh tình có thể tiến triển thành nhiều dạng khác như viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát,…  

viem-amidan-hoc-mu
Viêm amidan xuất hiện hốc mủ đốm trắng như bã đậu
  1. Dấu hiệu của viêm họng hạt và viêm amidan

Mặc dù có nhiều triệu chứng tương đồng nhưng chúng ta vẫn có thể phân biệt dễ dàng được 2 loại bệnh này dựa vào những dấu hiệu khác biệt riêng. 

  • Dấu hiệu viêm họng hạt:

Viêm họng do virus có các dấu hiệu sau: niêm mạc họng đỏ, nghẹt mũi, chảy nước mũi,  đau họng, ho khan,… ngoài ra ở trẻ em có thể bắt gặp cả triệu chứng tiêu chảy.

Viêm họng do vi khuẩn có các dấu hiệu sau: mệt mỏi, nhức đầu, đau họng kèm sốt cao, sưng họng, lưỡi và amidan thường xuyên tiết chất nhầy, có trường hợp nổi hạch ở cổ,… ngoài ra nếu là trẻ em thì có thêm dấu hiệu buồn nôn, đau bụng.

  • Dấu hiệu viêm amidan (viêm amidan hốc mủ): 

Viêm amidan cấp tính có các biểu hiện như: amidan sưng to, thỉnh thoảng đau họng nhói lên tai,  có thể sốt cao từ 38 – 39 độ, nhau nuốt khó khăn,…

Viêm amidan mãn tính thường xảy ra ở người lớn với các biểu hiện như: sốt cao, thở khò khè, hay ho khan, niêm mạc xuất hiện hốc mủ, hơi thở hôi,…

Cách điều trị viêm họng hạt và viêm amidan hiệu quả

Điều trị viêm họng hạt

Nhiều trường hợp viêm họng hạt nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu có sẵn tại nhà như: gừng, chanh, mật ong, tía tô, tỏi,… Người bệnh khi áp dụng phương pháp này cần kiên trì uống hàng ngày để giảm dần các triệu chứng khó chịu khi nhiễm bệnh.

Tuy nhiên các cách chữa trị tại nhà thường không cho hiệu quả cao và tốn nhiều thời gian, vì vậy người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin,..
  • Thuốc kháng viêm:  diclofenac, Ibuprofen,…
  • Thuốc chống phù nề: Alpha choay
  • Thuốc long đờm: Methorphan…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, aspirin…

Ngoài ra với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay người bệnh có thêm lựa chọn “đốt hạt”. Đốt hạt là phương pháp điều trị viêm họng hạt mãn tính. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên chỉ đốt hạt đơn thuần cũng chưa thể chấm dứt được tình trạng bệnh. Người bệnh sau khi đốt hạt cần thực hiện kiêng khem nghiêm ngặt.

Cách này chỉ nên áp dụng khi các hạt viêm quá to hoặc điều trị bằng kháng sinh không cho hiệu quả.

dieu-tri-viem-amidan-hoc-mu
Lưu ý chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị viêm amidan (viêm amidan hốc mủ)

Đối với trường hợp viêm amidan nhẹ cũng có thể sử dụng phương pháp dân gian tương tự viêm họng giúp xoa dịu, phục hồi sức khỏe.

Đối với trường hợp viêm amidan nặng, người bệnh có thể dùng thuốc tây y hoặc phẫu thuật cắt amidan.

Một số loại thuốc dùng điều trị theo chỉ định của bác sĩ:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giảm xung huyết

Cắt amidan là tiểu phẫu phổ biến được thực hiện khi viêm amidan chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc khi áp dụng các trường hợp không đáp ứng được với các cách điều trị khác. Cắt amidan hiện nay có nhiều phương pháp đơn giản, không gây đau, không gây khó chịu cho người bệnh.

Như vậy, qua bài viết bạn đã có thể dễ dàng phân biệt viêm họng hạt và viêm amidan thông qua những biểu hiện khác biệt, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp giúp bệnh tình phục hồi nhanh chóng.

(1) Tham khảo thêm tại: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pharyngitis-and-tonsillitis

(2) Tham khảo thêm tại: https://www.cincinnatichildrens.org/health/p/pharyngitis-tonsillitis

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.