Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em nếu không được chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Việc nắm rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ là rất quan trọng nhằm giúp trẻ luôn khỏe mạnh và không gặp tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của đường hô hấp trên bao gồm tai, mũi, họng, hầu, xoang và thanh quản. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em gồm có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là loại bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em thường gặp là ho có kèm sốt hoặc không có sốt, đau họng, rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi…

Một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ thường gặp như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản.

nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre-em
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em rất hay gặp

Cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ em. Bệnh do các virus xâm nhập đường hô hấp trên, tấn công niêm mạc mũi, hầu, họng và gây ra đáp ứng miễn dịch. Các tế bào đáp ứng miễn dịch nỗ lực chống lại tác nhân gây bệnh dẫn đến tình trạng sung huyết tại chỗ, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, đau nhức.

Triệu chứng cảm cúm thường mệt mỏi, đau cả người, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và đau họng. Thường cảm cúm sẽ hết sau 10-14 ngày. Nên cho trẻ sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu, ăn uống ngon miệng và nhanh khỏi bệnh.

Viêm họng

Viêm họng cũng là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ em. Khi bị viêm họng trẻ thường bị đau họng, rát họng, ngứa họng, khó nuốt. Bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Viêm mũi

Viêm mũi do nhiễm khuẩn đường mũi gây ra. Trẻ em bị viêm mũi có thể bị sốt kèm cá triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

Viêm xoang

Các hốc xoang cũng thường bị nhiễm khuẩn và gây viêm. Triệu chứng viêm xoang thường là nghẹt mũi, sổ mũi, chảy dịch mũi đặc, ho, đau đầu, đau và căng tức vùng mặt, điếc mũi.

Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Bên cạnh đó, một số trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ diễn tiến thành các bệnh nặng hơn, nguy hiểm nhất là tiến triển thành bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em có thể do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, miệng và mắt.

Virus là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em. Các virus gây bệnh chính bao gồm rhinovirus, adenovirus, coronavirus, virus cúm (influenza virus), virus sởi (Polinosa morbillarum). Các virus này rất dễ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh. Các virus này từ người bệnh theo các giọt bắn khi hắt hơi, ho ra ngoài và có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng cá nhân và lây lan.

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em thường gặp là H. influenza B (Hib), các phế cầu khuẩn, liên cầu và tụ cầu. Bình thường các vi khuẩn này thường có sẵn ở đường hô hấp trên như mũi, họng. Khi gặp điều kiện thuận lợi như trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, hoặc niêm mạc mũi, họng bị tổn thương chúng sẽ phát triển mạnh và tấn công cơ thể gây nên nhiễm khuẩn cấp tính hô hấp trên ở trẻ em.

Dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em

Ở trẻ em sức đề kháng còn yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Vì vậy việc chăm sóc trẻ đúng cách nhằm phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm rõ để chăm sóc trẻ được tốt giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

  • Luôn luôn giữ ấm phù hợp cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh. Khi đi ra ngoài trời lạnh phải giữ ấm chân, tay, đầu cho trẻ. Không mặc đồ quá nóng làm trẻ ra mồ hôi dễ bị nhiễm lạnh. Mùa nóng không cho trẻ ở phòng điều hòa quá lạnh.
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tuổi, cung cấp đủ dinh dưỡng và các dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho trẻ.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay chân, mũi, họng hàng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người nhất là vào mùa dịch để tránh tiếp xúc cới người bệnh, cho trẻ mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn chăm sóc con trẻ được tốt hơn để trẻ, ít nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đồng thời cũng giúp bạn nhận diện, bình tĩnh xử lý khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

IMMUNE-KIDS-tang-suc-de-khang
SONA IMUNE Kisd thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.

Nguồn: Sonapharm.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.