Sonapharm tổ chức Hội thảo Khoa học về Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp với hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày. Chỉ tính riêng trong tháng 2 vừa qua, công ty Sonapharm Việt nam đã có tới ~35% CBNV mắc Covid-19 và trộm vía hiện tại đều đã khỏi bệnh. Nhận thức được sự cấp thiết trong phòng và điều trị bệnh, Sonapharm quyết định tổ chức Hội thảo Khoa học nhằm chia sẻ Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 vào chiều ngày thứ 7(12/3) vừa qua. Do tình hình dịch bệnh, Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa hình thức họp trực tiếp (cho cả khối Văn phòng) và hình thức họp zoom online (cho khối Sale).

sonapharm, Covid-19

Hội thảo đi theo 3 nội dung chính lần lượt là: Thông tin cơ bản về Covid-19, F0 điều trị tại nhà và Sử dụng hiệu quả Sản phẩm của Sonapharm cho bệnh nhân Covid. Điều hành Hội thảo (Host) là Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Luận- Dược sĩ giỏi chuyên môn và chuyên “đứng lớp” các buổi training về bệnh học cũng như sản phẩm nội bộ của Sonapharm. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của Tổng Giám đốc Sonapharm- anh Nguyễn Huy Du với vai trò là người nêu vấn đề thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, điều trị khi bản thân cũng là một F0 vừa khỏi bệnh.

sonapharm, Covid-19

Hội thảo đã mang đến rất nhiều thông tin hữu ích và thu hút hầu hết sự tham dự của các thành viên Sonapharm. Về cơ bản, Host Kim Luận chỉ ra các vấn đề cơ bản như: Các dấu hiệu của Covid-19, các trường hợp có nguy cơ cao cần nhập viện hoặc có thể tự điều trị tại nhà trong hoàn cảnh các cơ sở y tế đang quá tải,… Ngoài ra, Host lưu ý người bệnh nên điều trị theo triệu chứng và sử dụng thuốc hợp lí theo diễn biến của bệnh. Không nên quá lo lắng mà dùng thuốc quá liều hoặc dùng thuốc kháng virus khi không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh ảnh hưởng về sau này, nhất là các đối tượng nhạy cảm như: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, nam/ nữ trong độ tuổi sinh sản,…

sonapharm, Covid-19

Với từng triệu chứng, host đưa ra các loại thuốc/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Sonapharm có thể hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị Covid-19 và đặc biệt đã được kiểm chứng trong “phác đồ” của rất nhiều F0 đã khỏi bệnh người- thật việc thật tại công ty. Cụ thể như sau:

1.Trường hợp bệnh nhân Sốt, nhức mỏi:

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

2. Trường hợp bệnh nhân bị ho:

+ Uống nhiều nước, tối thiều 2 lít nước/ 1 ngày

+ Có thể sử dụng các thuốc ho có nguồn gốc từ DƯỢC LIỆU. Tại Sonapharm, dược sĩ khuyến cáo nên sử dụng Sonamux- Giúp giảm viêm, giảm đau rát họng khó chịu.

+ CHỈ DÙNG THUỐC TÂY khi ho nhiều, gây khó chịu và đau rát họng

+ Tùy theo triệu chứng là ho khan hay ho có đờm mà sử dụng loại thuốc phù hợp.

+ Không kết hợp thuốc giảm ho khan và ho có đờm

3. Trường hợp bệnh nhân mắc tiêu chảy trong hoặc hậu Covid-19:

Đây được coi là tình trạng chung của rất nhiều bệnh nhân đã gặp phải khi mắc Covid-19. Host đưa ra những khuyến cáo như sau:

sonapharm, Covid-19

Sonapharm có 2 sản phẩm điển hình hỗ trợ vấn đề nhạy cảm này. Và đặc biệt, Sản phẩm Beebio được coi là một trong những sản phẩm chuyên biệt đầu tiên tại Việt nam hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa dành riêng cho trẻ em.

Ngoài ra, Sonapharm còn có bộ sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch cực kì “hot” hiện tại gồm:

sonapharm, Covid-19

***Lưu ý: Tất cả các kiến thức đều được Host tham khảo và chắt lọc từ nguồn tài liệu uy tín, chất lượng của Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý, tại mục thảo luận, có những câu hỏi rất đáng chú ý đã được nêu ra như:

1. Anh Huy Du ( TGĐ Sonapharm Việt Nam) trăn trở: Theo Khuyến cáo của Bộ Y Tế, Vắc-xin COVID-19 có hiệu quả trong việc tránh mắc COVID-19, đặc biệt là bệnh nghiêm trọng và tử vong. Vắc-xin là an toàn, hiệu quả và miễn phí. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc đều được thử nghiệm trên đối tượng từ độ tuổi 18 trở lên. Vậy liệu các bạn ở độ tuổi dưới 12 tuổi có nên tiêm chủng hay không khi thực tế triệu chứng ở độ tuổi ấy khá nhẹ và khỏi bệnh nhanh hơn người lớn? 

+ Theo Host Kim Luận, “bản chất của việc tiêm vắc- xin là đưa kháng nguyên vào cơ thể để khi bị nhiễm, cơ thể sẽ nhận biết được virut SARS-CoV-2. Nhưng hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học đẩy đủ nào về tác động của Vắc- xin liệu có ảnh hưởng đến sinh lý, sự phát triển của trẻ em ở độ tuổi dậy thì hay không? Cũng chưa có dẫn chứng nào cụ thể cho lợi ích tuyệt đối của việc tiêm vắc- xin cũng như câu trả lời cho thắc mắc của nhiều người rằng nên tiêm hay không? Và liệu tiêm rồi thì có tránh được nguy cơ gây biến chứng nặng nề khi mắc bệnh không?”

+ Theo anh Ngô Văn Thi (Trình dược viên địa bàn Nam Định), cũng có 2 con nhỏ đang điều trị Covid-19 cho hay: ” Việc tiêm vắc- xin cho cả người lớn và trẻ con, theo quan điểm của anh chỉ nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng. Như hiện tại, sau khi cả nước đã tiêm phủ gần như 100% 2 mũi vắc- xin thì tỉ lệ tử vong giảm đáng kể so với thời kì dịch bùng phát dữ dội tại khu vực miền Nam hồi đầu giữa năm 2021″.

2. Anh Huy Du ( TGĐ Sonapharm Việt Nam) tiếp lời: Vậy khi bị Covid trong thời gian hiện tại, có phải khai báo y tế không khi Cơ sở y tế đã quá tải và hầu như mọi phương thức liên lạc đều vô nghĩa?

Theo ý kiến của phần đông các F0 đã và đang điều trị Covid-19, việc khai báo y tế là rất cần thiết. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa là đảm bảo quyền lợi cho mỗi người. Vì diễn biến bệnh có thể chuyển nặng bất cứ lúc nào, nhất là những đối tượng nhạy cảm như người già có bệnh nền, phụ nữ có thai, trẻ em,… Khi khai báo y tế, những người có chuyên môn sẽ tiếp nhận và phân loại hồ sơ, trường hợp nào có nguy cơ trở nặng cao thì bắt buộc phải cách ly điều trị tập trung nhằm dễ theo dõi, kịp thời chuyển viện lên các tuyến trên nếu cần. Trường hợp không muốn đi cách ly, phải kí giấy đồng ý tự điều trị tại nhà và viết tay đơn xin chịu mọi trách nhiệm khi xảy ra vấn đề nguy hiểm. 

Còn đối với các F0 đang trong độ tuổi thanh niên và trung niên đảm bảo sức khỏe cá nhân và gia đình bố trí được người túc trực, chăm sóc thì có thể khai báo và làm đơn xin điều trị tại nhà. 

Cuối cùng, các thành viên từng là F0 thay phiên chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh của cá nhân và gia đình. Chị Bùi Thị xuân Thị (TDV địa bàn Huế) chia sẻ: ” Bản thân mình là sản phụ vừa sinh được vài tháng lại bị nhiễm Covid và tái nhiễm lần 2 chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, sức khỏe cũng chưa thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, vấn đề mình thấy rõ nhất là thị lực hậu Covid bị giảm đáng kể nên khá lo lắng. Không biết có nên đi khám hậu Covid-19 hay không?”

--> Lý giải cho điều này, Host Kim Luận chia sẻ: “Covid có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Bởi bản thân mạch máu ở mắt đã rất nhỏ nên tình trạng giảm thị lực có thể xảy ra khi cơ thể suy giảm sự lưu thông máu nuôi dưỡng mắt. Ngoài ra còn tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông rất nguy hiểm ( đây là lý do khá nhiều người bị vấn đề về tim, phổi hậu Covid). 

Tuy nhiên, việc lo lắng thái quá hậu Covid là không cần thiết. Theo PGS.TS Hoàng Thị Phượng – Phó chủ nhiệm bộ môn Nội, Trường Đại học Y dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội- cho biết tuy nhiều người gặp các triệu chứng hậu COVID-19 nhưng không có nghĩa tất cả những người mắc COVID-19 đều đi khám hậu COVID-19, như vậy sẽ rất lãng phí. Theo khuyến cáo, nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu COVID-19.

Buổi hội thảo diễn ra trong không khí vô cùng sôi nổi. Các câu hỏi lần lượt được đặt ra và giải đáp một cách hết sức chi tiết và hợp lí xoay quanh Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị Bệnh nhân Covid-19. Kết thúc hội thảo, các thành viên SNPer đã cập nhật thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như tự tin hơn trong phòng và điều trị Covid-19. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.