Xạ hình tuyến giáp và xạ trị tuyến giáp – những điều bệnh nhân cần biết!

Nhiều người chưa phân biệt được xạ hình trong chẩn đoán tuyến giáp khác gì với xạ trị tuyến giáp. Từ đó dẫn đến lo lắng quá mức, thậm chí hiểu nhầm và không tuân thủ tốt các yêu cầu điều trị gây ra tác hại cho chính họ và mọi người xung quanh! Xem ngay bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin!

Xạ hình tuyến giáp là gì?

Xạ hình tuyến giáp là một kỹ thuật xét nghiệm để kiểm tra hình ảnh tuyến giáp và đánh giá chức năng tuyến giáp, thể hiện qua các thông số:

  • Hình dạng, kích thước tuyến giáp của người bệnh có gì bất thường hay không
  • Nhân giáp có gì bất thường hay không
  • Đánh giá chức năng tuyến giáp của người bệnh bướu cổ, suy giáp, cường giáp, mắc bệnh Basedow,… đơn thuần
  • Phân biệt các u tuyến giáp nếu có, hình dạng và kích thước u tuyến giáp
  • Chẩn đoán viêm tuyến giáp
  • Đặc biệt, xạ hình tuyến giáp để đánh giá tình trạng bệnh nhân có ung thư tuyến giáp trước và sau khi phẫu thuật.
xa-hinh-tuyen-giap
Xạ hình tuyến giáp để đánh giá hình ảnh và chức năng tuyến giáp

Trong xạ hình tuyến giáp, người bệnh sẽ được chỉ định Iod phóng xạ bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Sau thời gian thích hợp khi Iod tập trung về tuyến giáp, sẽ chụp tuyến giáp từ nhiều góc độ khác nhau bằng đầu ghi camera chuyên dụng

Xạ hình tuyến giáp là biện pháp chẩn đoán đánh giá, chứ không phải biện pháp điều trị, là kỹ thuật quan trọng để chẩn đoán nếu có ung thư tuyến giáp. Qua xạ hình tuyến giáp, Bác sĩ sẽ có đánh giá chính xác tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và có hướng xử lý tiếp theo thích hợp

Xạ trị tuyến giáp là gì?

Xạ trị tuyến giáp, cũng như xạ trị nói chung, là một phương pháp điều trị được sử dụng trong điều trị ung thư.

Khác với xạ hình tuyến giáp, xạ trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng tia xạ trị có năng lượng lớn (chất phóng xạ Iod I-131) có khả năng bắn phá và tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì khả năng hấp thu Iod tốt của tế bào tuyến giáp, I-131 chiếu xạ có thể phá hủy ADN và làm chết các tế bào tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật, trong khi ít ảnh hưởng đến các tế bào khác

xa-tri-tuyen-giap
Xạ trị tuyến giáp là biện pháp điều trị khi có ung thư tuyến giáp

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tuyến giáp mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau trong đó phổ biến nhất là sử dụng xạ trị bằng iod phóng xạ hoặc xạ trị bên ngoài cũng như có thể kết hợp đồng thời hai biện pháp này.

Xạ trị được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp là phương pháp hiện đại, ít ảnh hưởng đến người bệnh so với những phương pháp điều trị kết hợp khác.  

Khi nào nên tiến hành xạ trị tuyến giáp?

  • Ngay sau phẫu thuật: xạ trị tuyến giáp bằng I – 131 liều cao được chỉ định để diệt các tế bào tuyến giáp sót lại, giảm khả năng ung thư tái phát.
  • Khi ung thư đã lan rộng hoặc tái phát: xạ trị tuyến giáp bằng I-131 để phá hủy các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức, giảm kích thước tuyến giáp,.. giúp tăng tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Mặc dù là biện pháp tương đối an toàn, tuy nhiên xạ trị ung thư tuyến giáp vẫn đem đến khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Rụng tóc: thường bắt đầu sau 2 tuần xạ trị
  • Nôn, buồn nôn, kích ứng niêm mạc nói chung
  • Gây viêm tại chỗ
  • Khô miệng, khô mắt do Iod phóng xạ
  • Tùy vào nồng độ Iod phóng xạ mà người bệnh có thể bị cách ly một thời gian để đảm bảo an toàn với người khác, phải tuân thủ quy định an toàn phóng xạ
  • Lưu ý đặc biệt: không dùng xạ trị Iod phóng xạ trong trường hợp phụ nữ mang thai và phụ nữ chuẩn bị mang thai. Với nam giới Iod phóng xạ cũng có thể làm giảm giảm tinh trùng và gây ra vô sinh tạm thời

Để giảm tác dụng không mong muốn khi xạ trị ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể sử dụng các thức ăn lỏng dễ nuốt và hấp thu hơn, dùng kem dưỡng để hạn chế kích ứng da, điều trị thêm bằng hormon thay thế,… theo chỉ định của Bác sĩ.

xa-hinh-xa-tri-tuyen-giap
Xạ hình – xạ trị tuyến giáp kết hợp các biện pháp điều trị

Giữ sức khỏe khỏe và giữ tâm lý thoải mái chính là chìa khóa vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp có xạ trị. Để đảm bảo sức khỏe người bệnh, chế độ dinh dưỡng phải khoa học, đầy đủ chất đạm, dinh dưỡng, giàu ngũ cốc, rau xanh, hoa quả,… Cùng với đó là tập luyện thường xuyên phù hợp, ngủ đủ giấc, không stress hay làm việc quá sức.

So với tỷ lệ mắc các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp là bệnh hiếm gặp. Ung thư tuyến giáp cũng có tiên lượng tốt hơn nhiều so với nhiều loại ung thư khác, tỉ lệ sống thêm trong vòng 10 năm lên tới gần 100%.

Nắm rõ những thông tin trong quá trình chẩn đoán (xạ hình tuyến giáp) và điều trị (phẫu thuật, xạ trị tuyến giáp,.. ) là vô cùng quan trọng giúp người bệnh chuẩn bị tâm lý tốt, hợp tác chặt chẽ với Bác sĩ để “khỏi bệnh” và trở về cuộc sống bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.