Cách đây 66 năm, Chủ tích Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi hội nghị cán bộ nghành Y tế căn dặn ba điều :
- Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.
- Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.
- Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng.
Do ý nghĩa sâu sắc của bức thư nàỳ, Năm 1985 Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định lấy ngày 27/2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam. Từ đó ngày này được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm trong nghành Y tế và Bộ Y tế, nêu cao trách nhiệm và tài trí của cán bộ Y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với nhân loại thì nghành Y tế đóng góp một vai trò vô cùng to lớn mà không một quốc gia lãnh thổ nào muốn phát triển bền vững mà lại không quan tâm tới.Hãy thử hình dung 100 năm trước làm gì đã có trực khuẩn, bệnh viêm dạ dày, bạch hầu, đau ruột thừa? Ngay cả bệnh dại cũng không thấy. Chúng ta biết tới những bệnh này chính là nhờ sự tiến bộ của y học. Có thể quan sát sự tiến bộ đó qua thực tế: trước kia, bệnh huyết áp cao thường chỉ cần trích máu, sau đó cho là phải uống thuốc an thần, rồi sau nữa là chườm đá lạnh. Bây giờ không ai cho phép điều trị kiểu như vậy nữa. Và không chỉ đối với bệnh huyết áp cao, mà với các bệnh khác cũng vậy. Ví dụ như bệnh thấp khớp, trước kia cho là dùng khoai tây nóng đắp lên chỗ đau là được, bây giờ các bác sĩ cho phép muốn đắp thứ gì cũng được. Hoặc như với bệnh động kinh, trước kia khi bệnh nhân lên cơn, người ta thường mở cúc áo cho dễ thở thì nay lại phải mặc loại áo bó kín mít. Tất cả sự thay đổi trên minh chứng một cách hùng hồn y học đã phát triển tột bậc.
Tiếp nối thành công của các năm trước, diện mạo ngành y tế đã có nhiều đổi thay rõ rệt, y tế cơ sở “vững chắc từ cổng” khi tỷ lệ người dân đến thăm khám tại trạm y tế tăng nhiều, y tế kỹ thuật cao tiếp tục chinh phục thêm đỉnh cao mới mà điển hình là những ca ghép tạng “siêu khó”… Cần phải kể đến thêm nữa là trong năm qua, y tế Việt Nam đã trở thành điểm đến của gần 90.000 người nước ngoài đến khám chữa bệnh.
Suốt chặng đường phấn đấu trưởng thành cùng đất nước, Ngành Y tế đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm, bảo hiểm y tế, năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ đều có bước phát triển.
Trong hơn 30 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch, Việt Nam hiện đã xây dựng được năng lực giám sát, phát hiện, chẩn đoán xác định dịch bệnh và ứng phó giải quyết dịch bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Năng lực phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi được nâng cao. Công tác tổ chức thu dung, điều trị cho người bệnh đạt hiệu quả rõ rệt. Công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm cũng được tích cực chủ động.
Kết quả là nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế, đẩy lùi và thanh toán, cụ thể như thanh toán bệnh đậu mùa vào năm 1978, thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, từ năm 2002 không có bệnh dịch hạch; một số bệnh dịch đã giúp giảm số người nhiễm hàng trăm đến hàng nghìn lần so với những năm trước khi có Chương trình tiêm chủng mở rộng như bạch hầu, ho gà, sởi… Nhiều bệnh dịch lưu hành khác có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn, như: sốt xuất huyết, viêm não virus, lao, thương hàn, tả đã được khống chế; không gây thành các dịch lớn, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong. Không chỉ khống chế các dịch bệnh trong nước, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1; ngăn chặn thành công không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A/H7N9, Ebola, MERS-CoV… Việt Nam cũng triển khai được năng lực giám sát xét nghiệm rất tốt. Tất cả bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm và phát hiện, từ MERS-CoV, Ebola, hay cúm A/H7N9 và cả COVID-19… Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động hiệu quả từ giám sát cộng đồng, giám sát tại cửa khẩu, tại phòng xét nghiệm; giám sát tại vùng bất thường liên quan đến yếu tố dịch tễ đều được báo cáo, sàng lọc.
Đặc biệt đối với Covid 19
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thành công nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phòng chống COVID-19 với chi phí thấp nhất. Với chiến lược “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị”, Việt Nam đã thực hiện được cách ly cho hơn 730.000 người; thực hiện xét nghiệm cho 1,7 triệu người; triển khai 1608 điểm chốt biên giới với gần 10.000 người bám biên từ Tết Canh Tý đến nay. Bộ Y tế lần đầu tiên huy động lực lượng cán bộ y tế gần 300 người vào “mặt trận” Đà Nẵng kiểm soát dịch trong 1 tháng. Công tác truyền thông được đổi mới, đảm bảo mọi người dân đều được truyền thông phòng, chống dịch.
Việt Nam là một trong bốn quốc gia đầu tiên phân lập được Virus Corona chủng mới. Chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam đã chủ động sản xuất được máy thở, sinh phẩm chẩn đoán và bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19. Tới ngày 30/12/2020, Việt Nam có tổng cộng 1454 bệnh nhân mắc COVID-19, có tỷ lệ ca mắc COVID-19 trên 1 triệu dân thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngoài COVID-19, các dịch bệnh khác xảy ra tại Việt Nam trong năm 2020 đã được kiểm soát hiệu quả.
Sự đóng góp thầm lặng của những người hùng trong nghành Y tế luôn được xã hội ghi nhân và giành sự tôn trọng. Với tất cả những thành tựu ngành Y tế đã đạt được, chúng ta luôn dành lời cám ơn sâu sắc nhất tới các Y Bác sĩ, các cán bộ công tác trong nghành Y tế.
Chúng ta tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động chống dịch COVID-19 nhưng cũng luôn phải ý thức được trách nhiệm với cộng đồng, đặc biệt phải mang tới tay người bệnh không những người mắc COVID-19 mà tất cả các bệnh lý khác một sự chăm sóc tốt nhất, hơn hết là những sản phẩm tốt nhất có giá trị điều trị hiệu quả để không một ai trong xã hội này bị bỏ lại, để luôn có một sức khỏe tốt nhất, hãy chung sức cùng đẩy lùi dịch bênh và góp phần xây dựng kinh tế cho địa phương của mình và xa hơn nữa là đất nước Việt Nam.
Lời cuối cùng, nhân ngày thầy thuốc Việt Nam, công ty Sonapharm xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể nhân viên, các dược sĩ của công ty, chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe và giữ vững tinh thần lạc quan để tận hưởng hết mọi điều tốt đẹp của cuộc sống.