Chế độ ăn cho người bệnh tim giúp ngăn ngừa biến chứng

Với người mắc bệnh tim, chế độ ăn uống là điều đặc biệt quan trọng. Ngoài việc phải duy trì các hoạt động sống lành mạnh thì một chế độ ăn cho người bệnh tim sẽ giúp hạn chế cholesterol, hạ huyết áp hay làm giảm lượng đường trong máu, rất hữu ích để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế biến chứng xảy ra.

Đặc điểm của bệnh tim

Bệnh tim mạch xảy ra do sự thu hẹp của các động mạch (xơ vữa động mạch). Khi các acid béo bám vào thành động mạch và có thể làm tắc nghẽn các động mạch, khiến khả năng cao một cục máu đông sẽ hình thành.

che-do-an-cho-nguoi-benh-tim
Theo thống kê, bệnh tim chiếm gần một phần ba số ca tử vong trên toàn thế giới

Một cơn đau tim xảy ra khi một cục máu đông chặn một trong các động mạch của tim. Điều này ngăn chặn dòng chảy của máu, cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho tim và làm hỏng hoặc giết chết các tế bào tim.

Các yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh tim

Một số yếu tố khiến cho chất béo dễ tích tụ trong các động mạch vành bao gồm: hút thuốc lá, lười vận động hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim. 

Ngoài ra, còn có các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

  • Ăn quá nhiều chất béo bão hòa (loại chất béo có trong động vật) làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ đau tim. Đây là điều tối kỵ trong chế độ ăn cho người bệnh tim.
  • Béo phì. Nhiều người thừa cân và béo phì có chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Những người bị béo phì phần bụng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với người không béo bụng,
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp). Huyết áp là lượng áp lực trong động mạch (mạch máu mang đi khắp cơ thể). Huyết áp cao hay tăng huyết áp có nghĩa là áp lực trong động mạch cao hơn mức bình thường. Điều này xảy ra do các động mạch bị giảm khả năng đàn hồi, có lượng máu nhiều hơn hoặc máu được bơm ra khỏi tim nhiều hơn.

Do đó, những món ăn tốt cho người bệnh tim sẽ giúp giảm cholesterol, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu và giúp giảm cân cho người béo phì. Từ đó hạn chế nguy cơ đau tim và những biến chứng xấu khác có thể xảy ra.

Chế độ ăn cho người bệnh tim

  1. Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc 

Dù là người bị bệnh tim hay người khỏe mạnh bình thường thì việc ăn càng nhiều thực phẩm từ thực vật sẽ càng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ăn các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu hay ngũ cốc nguyên hạt. Những món ăn cho người bệnh tim này rất giàu chất xơ và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Lưu ý là nếu chế biến rau xanh bằng món salad rau củ thì hãy hạn chế các loại sốt vì nó sẽ làm tăng chất béo, không tốt cho bệnh tim.

  1. Cân nhắc lựa chọn chất béo lành mạnh
  • Hạn chế chất béo bão hòa (chế biến từ mỡ động vật)
  • Tránh chất béo trans (còn gọi axit béo chuyển hóa hay axit béo đồng phân nhân tạo). Chúng hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm, bằng cách hydro hóa dầu ăn, giúp thức ăn được bảo quản lâu hơn, bắt mắt hơn. Như một số loại đồ ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, khoai lang chiên,… 
  • Khi cần chiên, rán để nấu ăn, hãy chọn các loại dầu có nhiều chất béo không bão hòa đơn như: dầu ô liu, dầu đậu phộng; tránh các chất béo không bão hòa đa như: dầu đậu nành, dầu hướng dương.
che-do-an-cho-nguoi-benh-tim
Dầu ô liu – một trong những loại chất béo tốt cho người bị bệnh tim mạch
  1. Sử dụng các loại thịt nạc và nguồn protein ít béo

Chế độ ăn cho người tim mạch cần có cả thịt nạc trắng (như ức gà) và cá, hay các sản phẩm từ sữa ít béo và trứng cũng là nguồn cung cấp protein ít béo rất tốt.

Một số loại thực phẩm giàu omega-3 cũng giúp làm giảm lượng mỡ trong máu như: các hồi, cá thu, cá trích hay hạt lanh, quả óc chó, hạt đậu nành.

Ngoài ra, các loại đậu như đậu hà lan cũng chứa nhiều protein, ít chất béo và không có cholesterol cũng là món ăn tốt cho người bệnh tim.

  1. Hạn chế cholesterol

Cholesterol trong thực phẩm được tìm thấy trong thịt đỏ (các loại thịt đỏ từ khi tươi và không đổi màu trắng khi nấu chín như: thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt lợn,…) và các sản phẩm sữa giàu chất béo. Nó có thể làm tăng nồng độ cholesterol, đặc biệt có hại cho người bệnh tim. 

  1. Sử dụng đúng loại Carbohydrate tốt

Carbonhydrate (Carb) được chia làm 2 loại: carb tốt và carb xấu.

  • Carb tốt rất giàu chất xơ. Nó có chủ yếu trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau, gạo lứt, bột yến mạch, khoai lang. Carb tốt giúp kiểm soát lượng đường trong máu do chúng được hấp thu chậm.
  • Carb xấu là những carb đã qua xử lý và tinh chế, trong một số thực phẩm như: gạo trắng, bánh mì trắng,… làm mất chất xơ có lợi cho cơ thể.
  1. Ăn thường xuyên và đúng bữa

Điều này giúp cho người mắc bệnh tim kiểm soát được lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol.

  1. Cắt giảm muối

Ăn quá nhiều muối sẽ có hại cho huyết áp. Vậy nên bạn nên hạn chế sử dụng muối trong quá trình chế biến thức ăn. Nếu bạn có khẩu vị ăn mặn thì nên tập thói quen ăn nhạt trong những món ăn cho người bệnh tim để bảo vệ tim mạch của mình.

che-do-an-cho-nguoi-benh-tim
Sử dụng nhiều muối trong thức ăn sẽ dễ làm tăng huyết áp, gây hại cho người bị bệnh tim
  1. Tích cực uống nhiều nước mỗi ngày

Khi cơ thể được uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, đồng thời cũng giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế việc ăn quá nhiều. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được cấp đủ lượng nước cần thiết.

  1. Kiểm soát khẩu phần ăn

Việc chúng ta ăn với số lượng bao nhiêu cũng quan trọng như những gì ta ăn. Hãy sử dụng một chiếc đĩa để chứa hết khẩu ăn trong một bữa của bạn. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng thức ăn bạn ăn vào hơn là ăn theo bát bình thường. Biện pháp này vừa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch vừa giữ gìn cả vòng eo và bụng của bạn.  

Trên đây là 9 lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tim. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe và kiểm soát căn bệnh tim mạch hiệu quả. Chúc bạn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.