Các hội chứng của bệnh suy giảm hệ miễn dịch cần biết

Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. Khả năng miễn dịch của cơ thể có được nhờ cơ thể có hệ thống miễn dịch bao gồm các tế bào bạch cầu, các lympho, hạch, lách và tủy xương có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng nhiều cách, có thể sinh ra kháng thể, cơ chế thực bào hay tiêu diệt các tác nhân gây bệnh bằng các men phân hủy. Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm và cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể có sự bất thường, mất đi khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh nhằm bảo vệ cơ thể. Tình trạng hệ miễn dịch bị tổn thương do bất cứ nguyên nhân nào và không còn thực hiện được các chức năng bảo vệ cơ thể được gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch, bao gồm hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát và hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát.

suy-giam-he-mien-dich
Cơ thể bị suy giảm miễn dịch dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công

1. Hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát

Hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát là một tập hợp các dấu hiệu rối loạn xuất hiện khi các thành phần của hệ miễm dịch như các tế bào miễn dịch hoặc các protein hoạt động bất thường. Tỷ lệ bệnh nhân mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát được chẩn đoán khoảng 1/2000. Bệnh thường được phát hiện lúc còn bé, tuy nhiên một số trường hợp có thể được chẩn đoán lúc đã trưởng thành. Bệnh mắc phải do khiếm khuyết các yếu tố di truyền, gen của hệ miễn dịch. Bênh không lây tuy nhiên có thể có yếu tố di truyền. Tùy thuộc vào các tổn thương của hệ miễn dịch mà có biện pháp điều trị phù hợp.

Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch có chức năng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, các động vật những đơn bào. Ở những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát, hệ miễn dịch hoạt động bất thường do đó dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn, mắc phải thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và khó điều trị khỏi hơn.

Một số bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát thường gặp như bệnh thiếu hụt miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID); bệnh suy giảm miễn dịch thường gặp (CVID); các bệnh do rối loạn quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào T, bệnh thiếu hụt tế bào B, bệnh thiếu hụt cả hai loại tế bào B và T, bệnh thiếu gamma globulin máu liên kết nhiễm sắc thể X, bệnh thiếu hụt bổ thể, … và các bệnh suy giảm miễn dịch vô căn khác.

2. Hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát

Hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát mắc phải khi hệ miễn dịch bị tác động bởi một tác nhân từ bên ngoài như các hóa chất độc hại, các vi sinh vật xâm nhập cơ thể. Các tác nhân gây suy giảm miễm dịch thứ phát như:

  • Các bệnh chuyển hóa: quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào phản ứng miễn dịch và làm suy giảm miễn dịch. Bệnh tiểu đường, hội chứng thận hư là những bệnh chuyển hóa gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng làm cơ thể thiếu hụt các protein cũng như thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng gây suy giảm miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Do sử dụng thuốc: Hóa trị, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể. Thuốc ức chế miễn dịch, chống thải ghép, điều trị rối loạn dị ứng… bên cạnh công dụng chính thì các thuốc này có tác dụng không mong muốn là làm suy yếu đáp ứng miễn dịch tế bào làm bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.

Ngoài ra các bệnh liên quan đến di truyền, bị chấn thương (bị bỏng nặng), các bệnh ung thư hệ thống miễn dịch, AIDS (do virus), ung thư tế bào plasma, các bệnh miễn dịch phức tạp khác (do virus) cũng gây suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Hội chứng suy giảm miễn dịch có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện chính của hội chứng suy giảm miễn dịch là nhiễm trùng (nhiễm khuẩn, virus và các vi nấm) do hệ miễn dịch suy yếu nên chức năng chống lại các tác nhân gây bệnh suy giảm.

Nhiễm trùng ở những người bị suy giảm miễn dịch so với người bình thường mắc phải thường xuyên hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thời gian phát bệnh dài hơn và trầm trọng hơn. Nhiễm trùng có thể mắc phải ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể từ hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh đến hệ da, niêm mạc.

Các bệnh hệ hô hấp thường xuyên mắc và tái phát như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai, viêm xoang. Các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, viêm phúc mạc. Các bệnh hệ tuần hoàn như rối loạn công thức máu. Các bệnh nhiễm trùng da, viêm thấp khớp…

Bị suy giảm miễn dịch phải làm gì?

Khi cơ thể có các triệu chứng nổi bật như đã mô tả ở trên cần nghĩ tới khả năng mắc hội chứng suy giảm miễn dịch và nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Những người đã được chẩn đoán là mắc hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát hay có liên quan đến các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch thứ phát nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân bác sĩ sẽ có phác đồ trị thích hợp cho người bệnh.

Bên cạnh đó, những người bị suy giảm miễn dịch nên sinh sống trong không gian sạch, ít mầm bệnh, hạn chế tiếp xúc các môi trường có nhiều mầm bệnh. Những người có hệ miễn dịch yếu cũng nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu các vi chất tốt cho hệ miễn dịch nhằm tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

(1) Xem thêm tại: https://www.merriam-webster.com/dictionary/immunodeficiency

(2) Xem thêm tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3245434/#:~:text=Introduction,recognized%20%5B1%2C2%5D.

(3) Tìm hiểu thêm tại: https://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/conditions-dictionary/secondary-immune-deficiency-disease

imune-kids-thuc-pham-tang-suc-de-khang-cho-tre
SONA IMUNE Kisd thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.